Tổng hợp đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 có đáp án? Môn Công nghê lớp 7 có mục tiêu chương trình là gì?
Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án?
Dưới đây là tổng hợp mẫu đề thi môn Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án mà các bạn có thể tham khảo:
(1) Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án – Đề số 1:
Phòng Giáo dục và Đào tạo … Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 I. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1. Cá tra sống ở môi trường nào? A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước nợ D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước lợ? A. Cá chẽm B. Tôm sú C. Cá chép D. Tôm thẻ chân trắng Câu 3. Loài nào sau đây thuộc loại da trơn? A. Cá tra B. Cá rô phi C. Cá chẽm D. Cá chép Câu 4. Tôm sú có đặc điểm: A. Vỏ mỏng B. Sống trong môi trường nước ngọt C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng D. Cả A và B đều đúng Câu 5. Cá rô phi sống ở môi trường nào? A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước nợ D. Cả 3 đáp án trên Câu 6. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước mặn? A. Cá chẽm B. Tôm sú C. Cá chép D. Tôm thẻ chân trắng Câu 7. Loài nào sau đây không thuộc loại có vảy? A. Cá tra B. Cá rô phi C. Cá chẽm D. Cá chép Câu 8. Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm: A. Vỏ mỏng B. Sống trong môi trường nước ngọt C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng D. Cả A và B đều đúng Câu 9. Bước 1 của quy trình nuôi cá nước ngọt là: A. Chuẩn bị ao nuôi B. Thả cá giống C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả D. Thu hoạch Câu 10. Bước 3 của quy trình nuôi cá nước ngọt là: A. Chuẩn bị ao nuôi B. Thả cá giống C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả D. Thu hoạch Câu 11. Quản lí cá sau thả là quản lí: A. Thức ăn B. Chất lượng ao nuôi C. Sức khỏe cá D. Cả 3 đáp án trên Câu 12. Quản lí sức khỏe cá thuộc bước nào trong quy trình nuôi cá ao nước ngọt? A. Chuẩn bị ao nuôi B. Thả cá giống C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả D. Thu hoạch Câu 13. Thông thường người ta thiết kế ao với diện tích bao nhiêu? A. B. > 5.000 m2 C. 1.000 – 5.000 m2 D. 500 m2 Câu 14. Mục đích của cải tạo ao nuôi là gì? A. Hạn chế mầm bệnh B. Hạn chế địch hại C. Tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển D. Cả 3 đáp án trên Câu 15. Người ta thả cá vào thời gian nào? A. Tháng 2 – tháng 3 B. Tháng 8 – tháng 9 C. Cả A và B đều đúng D. Tháng 9 – tháng 12 Câu 16. Cá ăn loại thức ăn nào? A. Thức ăn tự nhiên B. Thức ăn công nghiệp C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 17. Có mấy hình thức thu hoạch cá? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Người ta cho cá ăn vào thời gian nào? A. 8 – 9 giờ B. 3 – 4 giờ C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 19. Người ta sử dụng thiết bị nào để cung cấp oxygen cho cá trong ao? A. Máy bơm B. Máy phun mưa C. Máy quạt nước D. Cả 3 đáp án trên Câu 20. Cá giống cần đảm bảo yêu cầu gì về chất lượng? A. Khỏe B. Đều C. Không mang bệnh D. Cả 3 đáp án trên Câu 21. Ao nuôi thủy sản có đặc tính gì? A. Đặc tính lí học B. Đặc tính hóa học C. Đặc tính sinh học D. Cả 3 đáp án trên Câu 22. Có mấy yếu tố gây bệnh ở thủy sản? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Khẩu phần ăn của thủy sản cần có: A. Vitamin B. Chất khoáng C. Acid béo không no D. Cả 3 đáp án trên Câu 24. Trong môi trường thủy sản cần hạn chế: A. Kháng sinh B. Hóa chất C. Kháng sinh, hóa chất D. Đáp án khác II. Tự luận Câu 1 (2 điểm). Theo em, khi nào thì thu toàn bộ? Giải thích? Câu 2 (2 điểm). Trình bày các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi? |
ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm
Câu1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
C |
A |
C |
D |
C |
A |
A |
A |
C |
D |
C |
Câu 13 |
Câu14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
C |
D |
C |
C |
B |
C |
D |
D |
D |
C |
D |
C |
II. Tự luận
Câu 1.
Thu toàn bộ khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.
Câu 2.
Các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi:
– Thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Các dụng cụ (lưới, vợt..) cần được khử khuẩn và sử dụng đúng cách.
– Chọn và chăm sóc con giống tốt, khỏe để đời sau khỏe mạnh
– Cách li các thủy sản mang mầm bệnh
– Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao; sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.
(2) Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án – Đề số 2:
Phòng Giáo dục và Đào tạo … Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 I. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1. Có loại nguồn lợi thủy sản nào? A. Thủy sản nước mặn B. Thủy sản nước lợ C. Thủy sản nước ngọt D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Thủy sản nước lợ: A. Tôm sú B. Tôm thẻ chân trắng C. Sò D. Cả 3 đáp án trên Câu 3. Ngọc trai thuộc loài thủy sản nào? A. Nước mặn B. Nước lợ C. Nước ngọt D. Cả 3 đáp án trên Câu 4. Tôm càng xanh thuộc loài thủy sản nào? A. Nước mặn B. Nước lợ C. Nước ngọt D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Giống tôm được nuôi nhiều ở Việt Nam là: A. Tôm sú B. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng C. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh D. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm Câu 6. Tôm sú nuôi ở: A. Ao B. Đầm ven biển C. Cả A và B đều đúng D. Lồng, bè trên biển Câu 7. Cá tra chịu được nhiệt độ: A. 200C B. 25 – 320C C. 300C D. 400C Câu 8. Tôm hùm thích hợp với: A. Nước mặn B. Nước lợ C. Nước ngọt D. Cả 3 đáp án trên Câu 9. Thủy sản loại thức ăn nào? A. Thức ăn tự nhiên B. Thức ăn nhân tạo C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 10. Thức ăn nhân tạo: A. Có sẵn trong ao B. Có sẵn trong hồ C. Có sẵn trong ao, hồ D. Do con người tạo ra Câu 11. Có mấy loại thức ăn nhân tạo? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Đâu không phải thức ăn tự nhiên: A. Giun B. Bột cá C. Bã mía D. Lòng ruột gà Câu 13. Khi nuôi cá, cần đảm bảo cho ăn ít nhất mấy lần trên ngày? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Cho cá ăn buổi sáng vào khoảng: A. 6 giờ B. 7 giờ C. 8 giờ D. 6 – 8 giờ Câu 15. Cho cá ăn buổi chiều vào khoảng: A. 4 giờ B. 5 giờ C. 6 giờ D. 4 – 6 giờ Câu 16. Khi nuôi tôm, quản lí bằng cách: A. Kiểm tra ao nuôi B. Kiểm tra sự tăng trưởng C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 17. Có phương pháp thu hoạch thủy sản nào? A. Phương pháp thu từng phần B. Phương pháp thu toàn bộ C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 18. Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Điều kiện khí hậu B. Thời tiết C. Môi trường khu vực D. Cả 3 đáp án trên Câu 19. Nhiệt độ giới hạn phù hợp cho cá là: A. 200C B. 20 – 300C C. 150C D. 100C Câu 20. Nước ao nuôi trong hay đục là do đâu? A. Do chất hữu cơ B. Do phù sa lơ lửng C. Do vi sinh vật D. Cả 3 đáp án trên Câu 21. Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22. Người ta thường lọc nước ao trong mấy ngày? A. 1 ngày B. 2 ngày C. 3 ngày D. 2 – 3 ngày Câu 23. Yêu cầu sử dụng mặt nước nuôi thủy sản: A. Hợp lí B. Hiệu quả C. Bền vững D. Cả 3 đáp án trên Câu 24. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản: A. Do rác thải B. Đánh bắt bằng xung điện C. Đánh bắt bằng chất nổ D. Cả 3 đáp án trên II. Tự luận Câu 1 (2 điểm). Quy trình đo độ trong của nước? Câu 2 (2 điểm). Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản? |
ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
D |
D |
A |
B |
D |
C |
B |
A |
C |
D |
B |
A |
Câu 13 |
Câu14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
B |
D |
D |
C |
C |
D |
B |
D |
B |
D |
D |
D |
II. Tự luận
Câu 1.
Quy trình đo độ trong của nước:
– Bước 1: Thả từ từ đĩa Secchi theo phương thẳng đứng xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/ trắng trên mặt đĩa. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 1 trên đây đo của đĩa.
– Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo từ từ lên đến khi thấy vạch đen/ trắng. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 2.
Câu 2.
Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
– Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững.
– Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.
– Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
– Thả các loài thủy sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Đề thi Công nghệ lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án? Mục tiêu chương trình môn Công nghệ lớp 7 được quy định ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu chương trình môn Công nghệ lớp 7 được quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Công nghệ lớp 7 như sau:
(1) Mục tiêu chung
– Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung;
– Thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,…
(2) Mục tiêu riêng
– Chương trình môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở tiếp tục phát triển năng lực công nghệ mà học sinh đã tích luỹ được ở cấp tiểu học.
– Kết thúc trung học cơ sở, học sinh đọc được thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số sản phẩm công nghệ trong gia đình; trao đổi được thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; đánh giá và thiết kế được sản phẩm công nghệ đơn giản; có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản, những kĩ năng ban đầu trong các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, góp phần lựa chọn hướng đi phù hợp sau trung học cơ sở; phát huy hứng thú học tập; rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động kĩ thuật, công nghệ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực sử dụng công nghệ trong môn Công nghệ lớp 7 là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực sử dụng công nghệ trong môn Công nghệ lớp 7 như sau:
– Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
– Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
– Phát hiện, đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống mất an toàn cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình.
– Thực hiện được một số thao tác sơ cứu đơn giản cho người trong những tình huống khẩn cấp.
– Thực hiện được một số kĩ thuật đơn giản trong sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.