Điều kiện để học sinh THPT là người dân tộc Kinh được hưởng chính sách hỗ trợ ở xã, thôn đặc biệt khó khăn? Trình tự xét duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT ra sao?
Để được hưởng chính sách hỗ trợ ở xã, thôn đặc biệt khó khăn học sinh THPT là người dân tộc Kinh cần điều kiện gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh được hưởng chính sách hỗ trợ ở xã, thôn đặc biệt khó khăn như sau:
Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ…2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì điều kiện để học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh được hưởng chính sách hỗ trợ ở xã, thôn đặc biệt khó khăn là phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo. Ngoài ra còn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
Để được hưởng chính sách hỗ trợ ở xã, thôn đặc biệt khó khăn học sinh THPT là người dân tộc Kinh cần điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Trình tự xét duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về trình tự xét duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT như sau:
– Vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 116/2016/NĐ-CP;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị xét, cấp trong cùng một trường, riêng trường hợp thuộc hộ nghèo phải nộp bổ sung giấy tờ chứng minh là hộ nghèo theo từng năm học;
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 của Nghị định 116/2016/NĐ-CP gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT từ đâu?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT như sau:
– Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền nhà ở cho học sinh và hỗ trợ mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hỗ trợ lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú và kinh phí phục vụ tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh tại trường, kinh phí vận chuyển gạo được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm của địa phương.
– Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm theo được bố trí từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản hằng năm của địa phương, kinh phí chương trình Mục tiêu của ngành giáo dục, kinh phí lồng ghép các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
– Nguồn gạo hỗ trợ từ nguồn gạo dự trữ quốc gia.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt