Chi tiết đáp án kỳ 3 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh? Nội dung giáo dục pháp luật trong hệ thống Giáo dục quốc dân?
Đáp án kỳ 3 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
Dưới đây là đáp án kỳ 3 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh mà các bạn có thể tham khảo:
Đáp án kỳ 3 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
Câu 1: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp…” là mục tiêu chiến lược được xác định tại hội nghị nào, ở đâu?
A Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) tại Hương Cảng, Trung Quốc.
B Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3/1935) tại Ma Cao, Trung Quốc.
C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải, Trung Quốc.
D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939) tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định.
Câu 2: Chủ đề “Đại hội Trí tuệ – Đổi mới – Dân chủ – Kỷ cương – Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
A Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986)
B Đại hội lần thứ VII (tháng 6/1991)
C Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996)
D Đại hội lần thứ X (tháng 4/2006)
Câu 3: Câu nói sau đây: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” là của ai?
A Chủ tịch Hồ Chí Minh
B Tôn Đức Thắng
C Võ Nguyên Giáp
D Phạm Văn Đồng
Câu 4: Quan điểm của Đảng ta về “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa…” được nêu tại Đại hội nào?
A Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991)
B Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (từ 28-6 đến 1-7-1996)
C Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001)
D Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 01/2011)
Câu 5 Ai là người soạn thảo bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam”?
A Đồng chí Võ Nguyên Giáp
B Đồng chí Lê Duẩn
C Đồng chí Phạm Văn Đồng
D Đồng chí Trường Chinh
Câu 6 Quảng Ninh tự hào là một trong những địa phương được đón Bác Hồ về thăm bao nhiêu lần?
A 6
B 7
C 8
D 9
Câu 7 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất (từ ngày 14/10/1930 đến ngày 31/10/1930) tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì đã thống nhất quyết định một vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đó là vấn đề gì?
A Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
B Khẳng định con đường cách mạng giành độc lập dân tộc của Việt Nam phải bằng con đường bạo lực cách mạng.
C Phát huy khối liên minh Công – Nông là lực lượng chủ đạo trong cuộc đấu tranh giành độc lập và liên kết các giai cấp khác cùng tham gia.
D Thông qua Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
Câu 8 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta đã xem xét và quyết nghị về ngày kỷ niệm thành lập Đảng 3/2 dương lịch hằng năm?
A Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3/1935) tại Ma Cao, Trung Quốc
B Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
C Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9/1960
D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939) tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định
Câu 9 Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững đã xác định phát triển con người Quảng Ninh với hệ giá trị đặc trưng là gì?
A Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh.
B Bản lĩnh, Đoàn kết, Nghĩa tình, Tự cường, Kỷ cương, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh.
C Năng động – Sáng tạo – Hào sảng – Lành mạnh – Văn minh – Thân thiện.
D Phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển Quảng Ninh với các đặc trưng “Hành chính minh bạch – Kinh tế phát triển – Văn hóa đặc sắc – Xã hội văn minh – Nhân dân hạnh phúc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án kỳ 3 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật?
Căn cứ Điều 25 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
(1) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
– Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện;
– Xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân;
– Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
– Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành;
– Chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
(3) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.
Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống Giáo dục quốc dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
(1) Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
(2) Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
– Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
– Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
– Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt