Học sinh sinh viên tham khảo ngay đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2?
Đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2?
Học sinh, sinh viên tham khảo đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2 dưới đây
Câu 1: Hội Sinh viên Việt Nam được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam vào ngày?
A. 4/9/94
B. 2/9/94
C. 1/9/94
D. 3/9/94
Đáp án: C. 1/9/94
Câu 2: Trường Đại học nào đã khởi xướng Phong trào “Tam bất kỳ” – tên ban đầu của phong trào “Ba sẵn sàng”?
A. Trường Đại học Y khoa Hà Nội
B. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
C. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
D. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Đáp án: C. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Câu 3: Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm từng là sinh viên trường nào?
A. Trường Đại học Kinh tế Hà Nội
B. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
C. Trường Đại học Y Hà Nội
D. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đáp án: C. Trường Đại học Y Hà Nội
Câu 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Sinh viên Việt Nam đã vinh dự được ai đến thăm và huấn thị?
A. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
B. Tổng Bí thư Đỗ Mười
C. Tất cả các ý trên đều sai
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đáp án: C. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 5: Điền vào chỗ chấm: “Thời đại bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, thời đại xã hội chủ nghĩa, thời đại anh hùng (không phải là anh hùng cá nhân). Vậy mong các cháu làm người … trong thời đại anh hùng.”
A. Tiên phong
B. Sinh viên
C. Trí thức
D. Anh hùng
Đáp án: D. Anh hùng
Câu 6: Tại Đại hội lần thứ mấy đã thống nhất phát động 2 phong trào hành động là: Phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt” và phong trào “Sinh viên tình nguyện”?
A. Lần thứ III
B. Lần thứ VII
C. Lần thứ II
D. Lần thứ VI
Đáp án: D. Lần thứ VI
Câu 7: Hãy cho biết 05 tiêu chí đánh giá “Sinh viên 5 tốt” là gì?
A. Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Kỹ năng tốt, Hội nhập tốt
B. Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt
C. Đạo đức tốt, Kỹ năng tốt, Học tập tốt, Hội nhập tốt, Tình nguyện tốt
D. Học tập tốt, Đạo đức tốt, Thể lực tốt, Kỹ năng tốt, Tình nguyện tốt
Đáp án: B. Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt
Câu 8: Đây là một tác phẩm hội họa được công nhận là bảo vật quốc gia, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm thuộc thể loại tranh sơn mài với nội dung mô tả cuộc đấu tranh, biểu tình của học sinh, sinh viên Sài Gòn vào những năm 1960 trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Tên của tác phẩm này, tác giả?
A. Vượt xuân Trung Nam Bắc – Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
B. Thanh niên thành đồng – Họa sĩ Nguyễn Sáng
C. Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn – Họa sĩ Nguyễn Sáng
D. Thành đồng Tổ quốc – Họa sĩ Nguyễn Sáng
Đáp án: D. Thành đồng Tổ quốc – Họa sĩ Nguyễn Sáng
Câu 9: Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh khóa VII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 có bao nhiêu đồng chí?
A. 15 đồng chí
B. 27 đồng chí
C. 45 đồng chí
D. 40 đồng chí
Đáp án: C. 45 đồng chí
Câu 10: Bài hát chủ đề của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 tên là gì và do ai sáng tác?
A. “Bài ca sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh”, sáng tác: Ngô Duy Thoại
B. “Khát vọng sinh viên Việt Nam”, sáng tác: Mai Trâm
C. “Hát mãi bài ca sinh viên Thành phố Bắc”, sáng tác: Mai Trâm
D. “Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh – Niềm tin và khát vọng”, sáng tác: Mai Trâm
Đáp án: D. “Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh – Niềm tin và khát vọng”, sáng tác: Mai Trâm
Câu 11: Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 xác định có bao nhiêu chỉ tiêu trọng tâm?
A. 15 chỉ tiêu trọng tâm
B. 11 chỉ tiêu trọng tâm
C. 14 chỉ tiêu trọng tâm
D. 12 chỉ tiêu trọng tâm
Đáp án: B. 11 chỉ tiêu trọng tâm
Câu 12: Mục tiêu của công tác Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên TP. Hồ Chí Minh của Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ VII (2023 – 2028) xác định “phát huy vai trò […], tinh thần trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và phát triển tổ chức, phong trào của Hội Sinh viên”. Điền vào dấu […]
A. đối tượng thụ hưởng
B. chủ thể tích cực
C. xung kích tình nguyện
D. tiên phong
Đáp án: B. chủ thể tích cực
Câu 13: Độ tuổi bình quân của đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 là bao nhiêu?
A. 19 tuổi
B. 20 tuổi
C. 22 tuổi
D. 21 tuổi
Đáp án: D. 21 tuổi
Câu 14: Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy đã nhấn gửi đến các bạn hội viên, sinh viên, trước hết, nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là gì?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng để phát triển toàn diện
B. Học tập tốt song song với rèn luyện tốt
C. Xác định cho được mục đích và động cơ học tập đúng đắn
D. Nuôi hoài bão lớn, dấn thân học tập, sẵn sàng lao động
Đáp án: C. Xác định cho được mục đích và động cơ học tập đúng đắn
Câu 15: Triển khai đề cử, xét chọn, tuyên dương “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể Sinh viên 5 tốt” TP. Hồ Chí Minh năm 2024 thông qua?
A. Chuyên trang trực tuyến http://tuyenduongtphcm.vn
B. Chuyên trang trực tuyến https://hoisinhvien.com.vn
C. Chuyên trang trực tuyến https://doanthanhnien.vn/
D. Chuyên trang trực tuyến https://hoisinhvientphcm.com
Đáp án: A. Chuyên trang trực tuyến http://tuyenduongtphcm.vn
Câu 16: Ngày hội nào được tổ chức để giúp sinh viên rèn luyện thể chất?
A. Tất cả đều sai
B. Sinh viên thể lực tốt
C. Sinh viên khỏe
D. Đường chạy sinh viên
Đáp án: C. Sinh viên khỏe
Câu 17: Quốc lộ 1A đi qua bao nhiêu tỉnh thành?
A. 32
B. 30
C. 31
D. 33
Đáp án: C. 31
Câu 18: Thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
A. 30/4/1976
B. 7/2/76
C. 5/1/75
D. 24/01/1976
Đáp án: D. 24/01/1976
Câu 19: Đâu là tuyến đường sắt đầu tiên của nước ta?
A. Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
B. Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho
C. Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh
D. Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
Đáp án: B. Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho
Câu 20: Bến Nhà Rồng có tên chính thức là gì?
A. Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM
B. Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM
C. Bảo tàng Nguyễn Tất Thành
D. Khu lưu niệm Hồ Chí Minh
Đáp án: B. Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM
Câu 21: Trong 54 dân tộc Việt Nam, có bao nhiêu dân tộc có chữ viết riêng?
A. 24 dân tộc
B. 36 dân tộc
C. 30 dân tộc
D. 15 dân tộc
Đáp án: C. 30 dân tộc
Câu 22: Metro Bến Thành – Suối Tiên có ga nào là ga ngầm?
A. Ba Son – Thảo Điền – Thủ Đức
B. Nhà hát Thành phố – Thảo Điền – Văn Thánh
C. Bến Thành – Ba Son – Nhà hát Thành phố
D. Bến Thành – Suối Tiên – Văn Thánh
Đáp án: C. Bến Thành – Ba Son – Nhà hát Thành phố
Câu 21: Lễ chào cờ đầu tiên sau khi tiếp quản thủ đô diễn ra ở đâu?
A. Sân Cột Cờ
B. Quảng trường Ba Đình
C. Quảng trường Đồng Kinh Nghĩa Thục
D. Tất cả đều sai
Đáp án: A. Sân Cột Cờ
Câu 22: Cầu kính đi bộ dài nhất thế giới nằm ở đâu?
A. Cầu kính Tam Hiệp Hoàng Xuyên (Quảng Đông)
B. Cầu kính Grand Canyon Skywalk (Mỹ)
C. Cầu kính Bạch Long (Sơn La)
D. Cầu kính Trương Gia Giới (Hồ Nam)
Đáp án: C. Cầu kính Bạch Long (Sơn La)
Câu 23: Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu tháng 10 âm lịch.
B. Đầu tháng 8 âm lịch.
C. Đầu tháng 4 âm lịch.
D. Đầu tháng 12 âm lịch.
Đáp án: A. Đầu tháng 10 âm lịch.
Câu 24: Văn hóa Đa Bút, Quỳnh Văn là những văn hóa có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của thời đại Đá mới Việt Nam, phân bố ở vùng đồng bằng ven biển…… Công cụ được chế tác từ đá gốc, đá cuội, cuội biển với kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, hoặc mài lưỡi để tạo ra các loại hình công cụ như: rìu mài lưỡi, công cụ hình bàn là, rìu ghè đẽo.
A. Nghệ An – Quy Nhơn
B. Thanh Hóa – Nghệ An
C. Quảng Bình – Quy Nhơn
D. Nghệ An – Hà Tĩnh
Đáp án: B. Thanh Hóa – Nghệ An
Câu 25: Bài ca dao nhắc đến nghề truyền thống của tỉnh nào?
“Bích Chu đan cốt đàn nong
Vân Giang nấu rượu, làng Thùng đánh dao.”
A. Nam Định
B. Phú Thọ
C. Vĩnh Phúc
D. Hà Nam
Đáp án: A. Nam Định
Câu 26: Địa danh in trên tờ tiền 200.000 Việt Nam đồng là:
A. Chùa Cầu – Hội An
B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
C. Ghềnh Lương Đình và Phu Văn Lâu – Thừa Thiên-Huế
D. Hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long
Đáp án: C. Ghềnh Lương Đình và Phu Văn Lâu – Thừa Thiên-Huế
Câu 27: Ba liệt sĩ học sinh là Trần Văn Ơn, Đỗ Ngọc Thạch và Trần Bội Cơ đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dịp nào?
A. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (1995).
B. Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (1990).
C. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (2000).
D. Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (1985).
Đáp án: C. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (2000).
Câu 28: Sáu cái “yêu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong lời huấn thị tại Đại hội II lần lượt là?
A. Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật.
B. Yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật, yêu xã hội chủ nghĩa.
C. Yêu xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu kỷ luật.
D. Yêu xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu kỷ luật, yêu lao động.
Đáp án: A. Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật.
Câu 29: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ mấy đã vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự và nói chuyện? Tại đây, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã căn dặn sinh viên Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Bác Hồ đã dạy.
A. Lần thứ II
B. Lần thứ IV
C. Lần thứ VI
D. Lần thứ III
Đáp án: B. Lần thứ IV
Câu 30: Điền vào chỗ chấm: “Đối với thanh niên trí thức như các cậu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: … Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng.”
A. Học để làm gì? Học như thế nào?
B. Học cái gì? Học để làm gì?
C. Học để làm gì? Học để phục vụ ai?
D. Học cái gì? Học như thế nào?
Đáp án: A. Học để làm gì? Học như thế nào?
Lưu ý: Đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2? (Hình từ Internet)
Sinh viên đại học chính quy được khen thưởng khi nào?
Theo Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định khen thưởng thường xuyên, kịp thời đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên đạt thành tích xứng đáng để biểu dương, khen thưởng. Cụ thể:
– Đoạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
– Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
– Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng;
– Các thành tích đặc biệt khác. Nội dung, hình thức và mức khen thưởng thường xuyên do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định.
Quyền khiếu nại về khen thưởng của sinh viên đại học chính quy như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học;
Nếu cơ sở giáo dục đại học đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt