Xem chi tiết đáp án chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2024 2025? Quy định về đánh giá học sinh các cấp trong môn Ngữ văn như thế nào?
Đáp án chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2024 2025?
Ngày 20/01/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thi và đáp án các môn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.
Cụ thể Đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2024 2025 như sau:
Xem Đề thi và đáp án chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT … Tải về
Đáp án chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2024 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu chủ yếu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Căn cứ mục 3 Chương trình trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chung của chương tình giáo dục môn Ngữ văn được quy định như sau:
– Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu:
+ Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; b
+ Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn;
+ Có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học;
+ Có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam;
+ Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
– Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe;
+ Có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá;
+ Biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 thì yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
– Yêu cầu chung: Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
– Yêu cầu ở từng cấp:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Quy định về đánh giá học sinh các cấp trong môn Ngữ văn như thế nào?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:
– Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
– Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
– Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
– Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt