Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào?

Tham khảo ngay mẫu đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học...



Tham khảo ngay mẫu đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào?






Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ1. Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.3. Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện,

Xem thêm:  Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025?

Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học.

Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào?

Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì học sinh tiểu học có những quyền sau:

[1] Được học tập

– Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

– Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

– Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

Xem thêm:  Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?

– Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

– Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

– Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

– Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

Xem thêm:  Top bài thơ chúc Tết nguyên đán 2025: Thơ lục bát? Học sinh lớp mấy bắt đầu học làm thơ lục bát?

[2] Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

[3] Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

[4] Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

[5] Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Những hành vi ứng xử của học sinh tiểu học cần phải tuân thủ?

Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì học sinh tiểu học có những quyền sau:

– Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh thực hiện theo quy định của ngành và của pháp luật, trong đó cần chú ý:

– Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt.

– Không gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp học, nhà trường và nơi công cộng.

– Không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt