Mắc Cúm A là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cúm A như thế nào? Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh trong trường học ra sao?
Cúm A là gì?
Thời gian gần đây, các bệnh viện tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân suy hô hấp và nhiều biến chứng khác liên quan đến cúm A. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ hay người già khi mắc bệnh luôn có dấu hiệu nặng hơn. Vậy cúm A là gì?
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch.
Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.
Bệnh Cúm A có thể gây ra những biến chứng về đường hô hấp, thậm chí là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhất là trẻ nhỏ, người già hay những bệnh nhân có bệnh nền.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cúm A?
(1) Nguyên nhân mắc cúm A
Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một người còn có thể mắc cúm A khi:
– Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
– Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
– Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.
(2) Dấu hiệu nhận biết cúm A
Ban đầu, mắc cúm A có những biểu hiện giống như cảm lạnh thông thường, bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, ớn lạnh và đau nhức cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, viêm họng, đau đầu và tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Nếu không được điều trị kịp thời, cúm A có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể gặp phải viêm tai, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như đau tức ngực, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản và ảnh hưởng đến tim mạch. Đặc biệt, ở nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ và người cao tuổi, bệnh có thể tiến triển nhanh và gây biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lưu ý: Cúm A là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cúm A chỉ mang tính chất tham khảo!
Cúm A là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cúm A? Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh trong trường học ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh như sau:
– Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
– Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực;
Phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
– Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng.
– Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
Yêu cầu đối với giảng viên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục 4 Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học kèm theo Quyết định 4202/QĐ-BGDĐT năm 2022 yêu cầu đối với giảng viên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là:
– Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu đối với học phần giảng dạy, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công việc phù hợp với xu thế phát triển chung.
– Có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy về công tác y tế trường học, có năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức thực hành tốt.
– Có khả năng phát triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đặc thù nhân viên y tế trường học chuyên trách và kiêm nhiệm của các cấp học khác nhau (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt