Cúm A có lây không? Phòng và Điều trị bệnh cúm A như thế nào? Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên có cần tổ định kỳ không?

Bệnh Cúm A có lây không? Phương pháp phòng và điều trị bệnh cúm A như thế nào?...



Bệnh Cúm A có lây không? Phương pháp phòng và điều trị bệnh cúm A như thế nào? Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên của cơ sở giáo dục có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ không?








Cúm A có lây không? Virus cúm A lây qua đường nào?

Cúm A có khả năng lây nhiễm. Theo WHO, bệnh cúm A là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đường hô hấp do các chủng virus cúm A phổ biến như cúm A H1N1, cúm A/H3N2, cúm A H5N1, cúm A H7N9 gây ra, có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn chứa virus cúm A trong quá trình giao tiếp, ho, hắt hơi, sổ mũi,… hoặc lây trong quá trình tiếp xúc với các vật dụng có dính virus, sau đó qua bàn tay đưa lên dụi mắt, mũi, miệng

Bệnh thường bùng phát khi trời trở lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Khả năng lây lan của virus cúm A là rất nhanh. Do vậy, khi có cảnh báo dịch cúm A, bất cứ ai cũng cần phải cẩn trọng.

Theo các tổ chức y tế trên thế giới, cúm A là bệnh có tốc độ lây lan nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm virus.

(1) Lây qua đường hô hấp

Virus cúm A dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các giọt bắn chứa virus khi ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc khạc nhổ. Trong phạm vi khoảng 2 mét, virus có thể lơ lửng trong không khí và nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, miệng hoặc mắt, từ đó gây ra nhiễm trùng.

Những môi trường đông người như trường học, bệnh viện, phương tiện công cộng là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do không gian kín và mật độ tiếp xúc cao.

Xem thêm:  10+ những câu chúc tết hay ngắn gọn? Học sinh có các quyền gì?

(2) Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Ngoài đường hô hấp, virus cúm A cũng có thể lây lan qua các bề mặt nhiễm virus. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc chạm tay lên đồ vật, virus có thể tồn tại trên các bề mặt đó trong nhiều giờ. Nếu người khỏe mạnh chạm vào các vật dụng này rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên đáng kể.

Nghiên cứu cho thấy virus cúm A có khả năng tồn tại từ vài giờ đến nhiều ngày trên các bề mặt khác nhau:

– Tồn tại lên đến 24 giờ trên bề mặt cứng như tay nắm cửa, bàn ghế, điện thoại.

– Khoảng 12 giờ trên khăn giấy, vải hoặc quần áo.

– Vài tuần nếu bám trên tiền giấy hoặc một số vật liệu khác.

– Khoảng 23-59% đồ vật trong nhà và các cơ sở y tế được xác định có chứa RNA của virus cúm, làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng nếu không vệ sinh thường xuyên.

Vì vậy, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.

Phòng và điều trị bệnh cúm A như thế nào?

(1) Phòng ngừa bệnh cúm A

Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

– Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

– Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

Xem thêm:  Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 ngắn gọn dễ hiểu?

– Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

– Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

(2) Điều trị bệnh cúm A

– Về nguyên tắc, bệnh nhân cần được cách ly ngay, đồng thời thông báo đến cơ quan y tế dự phòng tại địa phương.

– Về sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cúm A cần sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, bao gồm cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.

Một số loại thuốc kháng virus thường dùng như: Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir. Khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi nghiêm ngặt các biểu hiện bất thường nếu có.

– Điều trị hỗ trợ: Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu thân nhiệt trên 39 độ C (lưu ý, không được dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).

Đồng thời, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất để cơ thể nhanh phục hồi. Trong trường hợp xuất hiện biến chứng suy hô hấp cần liên hệ cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Cúm A có lây không? Phòng và điều trị cúm A như thế nào?\

Cúm A có lây không? Phòng và điều trị bệnh cúm A như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo công tác y tế trường đại học?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện….3. Trách nhiệm của Sở Y tếa) Tổ chức, chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này trên địa bàn quản lý;b) Tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ nhân viên làm công tác y tế trường học;c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm công tác y tế trường học theo quy định của pháp luật;d) Thực hiện việc báo cáo công tác y tế trường học trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.5. Trách nhiệm của cơ sở giáo dụch) Thực hiện việc báo cáo công tác y tế trường học gửi về Sở Y tế trước ngày 16 tháng 12 của năm báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm:  Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục hiện nay ra sao?

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các cơ sở giáo dục sẽ có trách nhiệm báo lên cho Sở y tế. Sở y tế có trách nhiệm báo cáo công tác y tế trường đại học trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).

Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên của cơ sở giáo dục có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ không?

Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2021/TT-BYT như sau:

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.

– Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học.

Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

– Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.

– Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.

– Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Như vậy, một trong các công tác chăm sóc sức khỏe cho sinh viên của cơ sở giáo dục là sẽ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt