Có được phép sao chép bài viết của người khác trong quá trình nghiên cứu khoa học?

Nghiên cứu khoa học được hiểu thế nào? Sao chép bài viết của người khác trong quá trình...



Nghiên cứu khoa học được hiểu thế nào? Sao chép bài viết của người khác trong quá trình nghiên cứu khoa học là đúng hay sai?






Sinh viên có được thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về giải thích từ ngữ nên nghiên cứu khoa học có nghĩa như sau:

– Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Căn cứ Điều 6 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên như sau:

Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên1. Sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.2. Sinh viên thực hiện đề tài sau khi được phê duyệt. Mỗi đề tài do 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính và các sinh viên khác cùng tham gia, số lượng sinh viên tham gia thực hiện do cơ sở giáo dục đại học quy định.3. Thời gian thực hiện đề tài theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.

Như vậy, sinh viên được đề xuất đề tài nghiên cứu và thực hiện đề tài sau khi phê duyệt theo quy định pháp luật.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sinh viên sử dụng nhiều nhất? (Hình ảnh từ Internet)

Có được phép sao chép bài viết của người khác trong quá trình nghiên cứu?

Căn cứ Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định các hành vi bị cấm trong nghiên cứu khoa học như sau:

Các hành vi bị cấm1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, trong quá trình nghiên cứu, các cá nhân hay nhóm nghiên cứu không được phép sao chép bài viết của người khác vì đó là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định trên.

Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ?

Căn cứ Điều 20 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về quyền của cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ.2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ.3. Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên.4. Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.5. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.7. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.8. Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật……..

Từ quy định trên, cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật về khoa học và công nghệ.

Cá nhân nghiên cứu khoa học có thể vay tiền tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia không?

Căn cứ Điều 60 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định chi tiết về việc vay tiền của cá nhân nghiên cứu khoa học như sau:

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia1. Chính phủ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm mục đích tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tài trợ, cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia được hình thành từ nguồn vốn được cấp ban đầu, vốn cấp bổ sung hằng năm từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ, kết quả hoạt động của quỹ; khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác.

Như vậy, cá nhân nghiên cứu khoa học dược vay tiền từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt