Chính thức ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 4222?

Quyết định 4222/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chính thức...



Quyết định 4222/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chính thức được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ra sao?






Chính thức ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 4222?

Ngày 27/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Quyết định 4222/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, là định hướng cho giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực bao gồm thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ, tiếp cận với việc học.

Bộ chuẩn cũng quy định trẻ 5 tuổi là trẻ em trong độ tuổi từ 60 tháng đến 71 tháng (71 tháng 29 ngày). Đồng thời, định nghĩa “Chuẩn” là những mong đợi trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được sau quá trình giáo dục.

Cụ thể về các chuẩn như sau:

– Thể chất: Những năng lực cơ bản trong lĩnh vực thể chất được phản ánh thông qua sức khỏe thể chất; thực hiện các kỹ năng vận động; hiểu biết, thực hành dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn.

– Tình cảm – xã hội: Năng lực cơ bản trong lĩnh vực tình cảm – xã hội sẽ được phản ánh thông qua nhận thức bản thân và năng lực quan hệ xã hội.

Xem thêm:  Mẫu soạn bài Nước Đại Việt ta ngắn nhất? Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 quy định thế nào?

– Ngôn ngữ và giao tiếp: Năng lực cơ bản trong lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp được phản ánh thông qua: nghe hiểu và biểu đạt thông tin phù hợp trong giao tiếp và sẵn sàng cho việc học đọc, học viết.

– Nhận thức: Năng lực cơ bản trong lĩnh vực nhận thức được phản ánh thông qua: hiểu biết và kỹ năng tư duy; vận dụng kiến thức, kỹ năng sơ đẳng để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

– Thẩm mĩ: Năng lực cơ bản trong lĩnh vực thẩm mĩ được phản ánh thông qua; cảm thụ cái đẹp và sử dụng nghệ thuật như là phương tiện để thể hiện cảm xúc, hiểu biết và sự sáng tạo của bản thân. Các chuẩn, chỉ số trong lĩnh vực này đề cao cảm xúc, ý tưởng của bản thân trẻ em trong các hoạt động nghệ thuật và ứng dụng sáng tạo nghệ thuật vào cuộc sống.

– Tiếp cận với việc học: Năng lực cơ bản trong lĩnh vực tiếp cận với việc học được phản ánh thông qua một số yếu tố cần thiết hướng đến hình thành các năng lực học tập bền vững sau này, như: tự chủ với việc học và giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

Chính thức ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 4222?

Chính thức ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 4222? (Hình từ Internet)

Trẻ em mầm non có những quyền gì?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định trẻ em mầm non có những quyền như sau:

Xem thêm:  Vườn Quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển được thành lập sớm nhất? Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT?

– Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.

– Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.

– Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.

– Đ­ược bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.

– Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.

– Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

– Đ­ược hư­­ởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đánh giá sự phát triển của trẻ em mầm non được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT quy định về sửa đổi, bổ sung Mục G Chương trình giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, theo đó đánh giá sự phát triển của trẻ em mầm non như sau:

Đánh giá sự phát triển của trẻ em mầm non là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.

(1) Đánh giá trẻ em mầm non hàng ngày

Xem thêm:  Lịch thi đấu LPL 2025 Split 1: cập nhật mới nhất? Học sinh có được xem điện thoại trong giờ học?

– Mục đích đánh giá

Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.

– Nội dung đánh giá

+ Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.

+ Kiến thức, kĩ năng của trẻ.

– Phương pháp đánh giá: Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

+ Quan sát.

+ Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

+ Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.

(2) Đánh giá trẻ em mầm non theo giai đoạn

– Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.

– Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.

– Phương pháp đánh giá: Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

+ Quan sát.

+ Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

+ Sử dụng bài tập tình huống.

+ Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.

– Thời điểm và căn cứ đánh giá

+ Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.

+ Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt