Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề?

Khi mở lớp đào tạo nghề thì được hưởng các chinh sách ưu đãi như thế nào? Người...



Khi mở lớp đào tạo nghề thì được hưởng các chinh sách ưu đãi như thế nào? Người học lớp đào tạo nghề bao gồm những ai?






Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề?

Căn cứ Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về lớp đào tạo nghề như sau:

Lớp đào tạo nghề1. Lớp đào tạo nghề do tổ chức, cá nhân thành lập để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.Trường hợp mở lớp đào tạo nghề theo đặt hàng của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.2. Tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:a) Các khoản chi cho hoạt động của lớp đào tạo nghề được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;b) Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;c) Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học;d) Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;đ) Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước.3. Lớp đào tạo nghề đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước:a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp với nghề đào tạo;b) Có báo cáo bằng văn bản về hoạt động đào tạo nghề với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở lớp đào tạo nghề.

Xem thêm:  Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

Như vậy, khi mở lớp đào tạo nghề nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi như sau:

– Các khoản chi cho hoạt động của lớp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

– Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học;

– Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;

– Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước.

Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề?

Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề? (Hình từ Internet)

Người học lớp đào tạo nghề bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 59 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về người học như sau:

Người họcNgười học là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Xem thêm:  Mẫu soạn bài Đồng chí lớp 8? Căn cứ vào đâu để giáo viên chủ động định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Ngữ Văn lớp 8?

Như vậy, người học nghề là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

– Sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng;

– Học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp;

– Học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Nhiệm vụ và quyền của người học lớp đào tạo nghề là gì?

Căn cứ Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ và quyền của người học lớp đào tạo nghề là:

– Học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

– Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

– Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

– Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

– Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Xem thêm:  Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link vào đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 2?

– Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.

– Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt