Tìm hiểu khái niệm chiến tranh thương mại? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại và hậu quả của nó?
Chiến tranh thương mại là gì? Nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thương mại?
Chiến tranh thương mại (Trade War) là cuộc đối đầu kinh tế giữa hai hoặc nhiều quốc gia khi một bên áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại như thuế quan, hạn chế nhập khẩu, trợ cấp doanh nghiệp nội địa, và bên còn lại đáp trả bằng các chính sách tương tự. Đây là hình thức cạnh tranh kinh tế thay vì hợp tác, thường xảy ra giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Điển hình của chiến tranh thương mại hiện nay là cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018 đến nay khi Mỹ áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại, tuy nhiên cơ bản thì có các nguyên nhân sau:
– Thâm hụt thương mại: Một quốc gia có thể áp thuế cao để giảm nhập siêu, điển hình như Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
– Bảo vệ doanh nghiệp nội địa: Chính phủ có thể sử dụng thuế quan để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ.
– Cạnh tranh công nghệ và chiến lược: Các quốc gia có thể ngăn chặn đối thủ tiếp cận công nghệ tiên tiến bằng các biện pháp hạn chế xuất khẩu.
– Lý do an ninh quốc gia: Một số sản phẩm công nghệ cao như vi mạch, AI bị hạn chế xuất khẩu vì lo ngại rủi ro an ninh.
Một số hậu quả của chiến tranh thương mại có thể kể đến như:
– Tăng giá hàng hóa: Thuế quan khiến giá thành sản phẩm nhập khẩu tăng cao, gây áp lực lạm phát.
– Giảm xuất khẩu: Các nước bị áp thuế thường trả đũa, gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp xuất khẩu.
– Gián đoạn chuỗi cung ứng: Nguyên liệu sản xuất nhập khẩu bị đánh thuế, làm tăng chi phí sản xuất.
– Suy giảm tăng trưởng kinh tế: Thương mại đình trệ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Chiến tranh thương mại là gì? Nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thương mại? Mục tiêu môn Địa lí lớp 11? (Hình từ Internet)
Yêu cầu nội dung toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu môn Địa lí lớp 11?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt trong nội dung toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu như sau:
– Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
– Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
– Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
– Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.
– Trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
– Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
Mục tiêu môn Địa lí lớp 11?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục tiêu môn Địa lí lớp 11 bao gồm:
1. Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục;
Mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.
2. Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung học cơ sở;
Bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương. Các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển.
Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
3. Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại
Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
4. Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng
Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,…) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,…) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
5. Chương trình được xây dựng theo hướng mở
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lí địa phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa phương.
Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển, thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt