Cây kim tiền có độc không, cách sử lý khi cắn phải lá kim tiền

Cây kim tiền có độc không và có ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng không đây là một chủ...

Cây kim tiền có độc không và có ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng không đây là một chủ để được rất nhiều tín đồ của cây kim tiền quan tâm. Vì Kim tiền không chỉ là một cây cảnh để trang trí thông thường mà còn là loài cây mang ý nghĩa phong thủy rất lớn đối với người trồng. Vậy sự thật về cây kim tiền có độc không và cách sử lý khi cắn phải lá kim tiền ra sao thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của cây kim tiền đối với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng của cây kim tiền đối với sức khỏe con người:

  • Theo tạp chí Water, Air & Soil Pollution, cây kim tiền phát tài có khả năng thanh lọc không khí cao gấp 3 lần so với cây lưỡi hổ.
  • Bên cạnh đó, cây kim tiền cũng có tác dụng loại bỏ các khí gây hại cho sức khỏe con người như xylene, etylbenzen, benzen, toluene, cacbon dioxide…
  • Làm giảm ô nhiễm ô zôn mặt đất cũng là một tác dụng của cây kim tiền. Khí ô zôn trên mặt đất là nguyên nhân gây ra ô nhiễm và làm giảm chất lượng bầu không khí. Theo tạp chí Ecotoxicology and Environmental Safetycây kim tiền lại có khả năng làm giảm lượng ô zôn gây ô nhiễm không khí. Chính vì thế, kim tiền là một loại cây được nhiều người ưa chuộng nhằm mang đến bầu không khí trong lành hơn.
Xem thêm:  Hồng Môn Yến Nghĩa Là Gì? Sự Kiện Lịch Sử, Hạng Vũ, Lưu Bang Và Phạm Tăng

Cây kim tiền có độc không

Cây kim tiền có độc không, lá cây kim tiền có độc không hay cây kim phát tài có độc không là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Theo các nghiên cứu, cây kim tiền là cây cảnh có chứa độc tố trong thân và lá. Độc tố trong cây kim tiền chính là các tinh thể canxi oxalat có trong cuống và lá cây. Canxi oxalat là một chất giúp cây kim tiền có thể lọc được các chất độc hại và hấp thu bức xạ điện tử từ các thiết bị điện trong gia đình. Những chất này lại là chất tương đối nguy hiểm với con người.

Theo tiêu chuẩn NFPA 704 của Hiệp hội phòng cháy quốc gia Hoa Kỳ đưa ra, canxi oxalat là một chất có khả năng cháy ở cấp độ 1 và khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người ở mức độ 2 (cấp 4 cao nhất, nhỏ nhất là cấp 0). Khi tiếp xúc với canxi oxalat ở những vùng da nhạy cảm sẽ khiến cơ thể có cảm giác ngứa và nóng rát. Nếu liều lượng canxi oxalat tiếp xúc ở mức cao có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó thở, co giật, hôn mê. Thậm chí, nếu liều lượng đủ lớn có thể gây ra tử vọng.

Mặc dù canxi oxalat có mối nguy hại nhất định với con người nhưng chỉ khi tiếp xúc tại những vị trí da nhạy cảm thì mới xảy ra hiện tượng đau rát. Còn nếu tiếp xúc với những vùng da ít nhạy cảm như da tay của người lớn thì chúng gần như vô hại. Do vậy, cây kim tiền thực ra là mối nguy hại cho trẻ em là chính vì trẻ em có làn da nhạy cảm và nếu trẻ không biết mà ngắt lá cây kim tiền cho vào miệng thì sẽ rất nguy hiểm.

Xem thêm:  Cây Bồ Công Anh Là Gì? Công Dụng, Lợi Ích Và Cách Sử Dụng

Cách xử lý khi lỡ cắn phải lá kim tiền

Cây kim tiền để trong nhà có độc không? Chúng ta chỉ bị nhiễm độc tố từ cây kim tiền khi bứt lá, nuốt phải lá hoặc dính nhựa cây.

Biểu hiện khi nhiễm canxi oxalat từ kim tiền sẽ là rối loạn tiêu hóa; nôn nao trong người; cảm thấy nóng rát da hoặc trong miệng, sưng miệng,…

Kể cả người lớn và trẻ em, khi gặp phải những triệu chứng trên; chúng ta cần xác định có phải cây kim tiền chính là nguyên nhân gây ra hay không.

Nếu có, người nhiễm độc cần súc miệng nhiều lần để giảm lượng độc tố trong miệng. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Có nên để cây kim tiền trong nhà không? Hơn hết, để tránh những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn. Chúng ta nên đặt cây kim tiền ở những nơi cao ráo, tránh tầm tay trẻ em. Vị trí tốt nhất để đặt cây là trên tủ cao, trong phòng làm việc của người lớn,…

Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin liên quan đến cây kim tiền và biết được cách sử lý kịp thời khi lỡ cắn phải lá kim tiền nhé. Cảm ơn bạ n đã quan tâm đến bài viết!

>>> Xem thêm: Cây Trầu Bà Đế Vương Đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc