Hướng dẫn tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt trường Đại học Sư phạm? Thi những môn nào khi tốt nghiệp THPT?
Cách tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt trường Đại học Sư phạm như thế nào?
Trường đại học Sư phạm TP.HCM công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt (H-SCA) năm 2025.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tổ chức 03 đợt H-SCA với quy mô dự kiến hơn 12,000 lượt thí sinh (đối với các đợt 1, đợt 2) và hơn 7,000 lượt thí sinh (đối với đợt 3) không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh Gia Lai, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Long An và Tây Nguyên, cụ thể như sau:
Cách tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt như sau:
Theo Đề án tuyển của trường ở phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Cụ thể, thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành đó.
Kết quả bài thi được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0.1 điểm và được nhân đôi khi xét tuyển, cụ thể tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt như sau:
Đxt = (2 x Đmc + Đm1 + Đm2) x 0.75 + Đut |
Trong đó:
– Điểm xét tuyển (Đxt): Tổng điểm môn chính (Đmc) được nhân hệ dố 2 (là điểm bài thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức) với điểm 2 môn còn lại (Đm1; Đm2) trong tổ hợp xét tuyển (là điểm trung bình từng môn trong 06 học kỳ ở THPT) được quy đổi về thang điểm 30 (nhân 0.75) và cộng điểm ưu tiên (Đut) đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với các môn tổ hợp KHTN và KHXH: Điểm xét tuyển sẽ được tính bằng điểm trung bình của ba môn tổ hợp trong 06 học kỳ THPT.
Trên đây là nội dung cách tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt trường Đại học Sư phạm như thế nào, thí sinh theo dõi thông báo từ nhà trường để biết thêm chi tiết!
Cách tính điểm đánh giá năng lực chuyên biệt trường Đại học Sư phạm như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Thi những môn nào khi tốt nghiệp THPT?
Căn cứ Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về môn thi như sau:
Môn thiTổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Như vậy, khi thi tốt nghiệp THPT thí sinh sẽ thi những môn: Ngữ văn, Toán và tự chọn 02 trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông nghiệp, Ngoại ngữ
Yêu cầu đối với đề thi là gì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Căn cứ Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về đề thi và yêu cầu bảo mật, giải mật của đề thi như sau:
Đề thi và yêu cầu bảo mật, giải mật của đề thi1. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị. Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;c) Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);đ) Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề thi.2. Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:a) Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;b) Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Dấn chiếu khoản 2 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về nội dung thi như sau:
Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài và đề thi1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.2. Nội dung thi: Bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12….
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Nội dung đề thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12.
– Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
– Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
– Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);
– Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;
– Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề thi.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.