Hiện nay các trường đại học, học viện nào hiện nay thuộc Bộ Tài chính? Tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Hiệu trưởng trường đại học thế nào?
Các trường đại học, học viện nào hiện nay thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 1 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng…4. Một số quy ước về tên gọi các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộa) Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và các đơn vị khác thuộc cơ quan Bộ Tài chính: gọi chung là Vụ thuộc cơ quan Bộ,b) Tổng cục và tương đương thuộc Bộ (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước): gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ.c) Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Tài chính – kế toán và Trường Đại học Tài chính – quản trị kinh doanh: gọi chung là cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ.d) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà Xuất bản tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính (tại Sầm Sơn, Thanh Hóa): gọi chung là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.đ) Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị khác thuộc cơ quan Tổng cục: gọi chung là Vụ thuộc Tổng cục.e) Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Tổng cục tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: gọi chung là Cục địa phương.
Theo đó, hiện nay có 03 trường đại học và 01 học viện thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
– Trường Đại học Tài chính – Marketing.
– Trường Đại học Tài chính – kế toán.
– Trường Đại học Tài chính – quản trị kinh doanh.
– Học viện Tài chính.
Các trường đại học, học viện nào hiện nay thuộc Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Hiệu trưởng trường đại học thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định như sau:
(1) Về kinh nghiệm công tác:
– Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) trở lên của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng.
– Trường hợp nguồn từ nơi khác: Có thời gian 07 năm công tác (cộng dồn) trở lên trong ngành, lĩnh vực tương ứng, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức danh tương đương Phó Hiệu trưởng.
(2) Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
(3) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
(4) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học;
(5) Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, trừ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định tại điểm d, khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định.
Xác định tiêu chuẩn chức danh hiệu trưởng trường đại học nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định như sau:
Mục đích của tiêu chuẩnTiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được sử dụng:1. Làm căn cứ để thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm và đánh giá đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp trường.2. Làm cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức thuộc diện quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì xác định tiêu chuẩn chức danh hiệu trưởng trường đại học nhằm mục đích như sau:
– Làm căn cứ để thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm và đánh giá đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp trường.
– Làm cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức thuộc diện quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt