Chậu cây cảnh được xem là bộ áo giúp tô điểm thêm cho cây cảnh đặc biệt là những cây bonsai đắt tiền. Chậu cây cảnh có rất nhiều loại với xuất xứ từ nhiều nơi với mức giá khác nhau như chậu tàu, chậu nhật bản hay các loại chậu sản xuất tại nước ta. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đặc điểm và mức giá của từng loại.
Chậu gốm
Trong các loại chậu gốm là mặt hàng cao cấp và có giá trị nhất, được tạo nên từ đất sét và men trộn lẫn nung nhiệt độ cao đến khi thành phẩm. Không giống chậu sứ bóng, láng làm không khí và nhiệt độ trong bầu chậu không được trao đổi khiến rễ cây kém phát triển ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây.
Các nghệ nhân tạo cho chậu gốm của mình các hoạ tiết, hoa văn, màu sắc… theo kiểu hoài cổ. Hầu hết các công đoạn phải xử lý bằng tay khiến các sản phẩm khi hoàn thiện càng có nhiều giá trị. Chậu gốm cho cảm giác cầm nhẹ nhàng, mịn chứ không nặng và cứng như các loại chất liệu khác.
Một số loại gốm giá trị:
Chậu gốm Nam Phong, Đồng Nai: nổi tiếng với chất men bóng, giả rạn được làm thủ công đòi hỏi kỹ thuật rất cao, giá một sản phẩm có thể lên tới hàng chục triệu đồng.
Chậu gốm Bát Tràng: nổi tiếng với sự lâu đời, men và đất đều được thực hiện theo công thức bí truyền cho sản phẩm hoàn thiện bóng, màu sắc trung thực.
Chậu gốm tàu: các loại gốm tàu rất được người chơi cây cảnh ưa chuộm bởi chất lượng tốt, chất men và màu sắc cổ kính rất phù hợp với các cây bonsai, gốm tàu được nhập khẩu từ Giang Tây Trung Quốc với giá từ vài trăm tới vài triệu đồng.
Chậu sứ
Là loại chậu phổ biến cách phân biệt đơn giản chậu sứ thường bóng, rất cứng cầm khá nặng tay nhưng ưu điểm là giá thành rẻ dễ tìm mua trên thị trường. Không đẹp bằng chậu gốm nhưng cũng có vẻ đẹp riêng nên được nhiều người chọn mua để chưng cây cảnh.
Ngày nay phong trào chưng cây cảnh nội thất, cây cảnh sân vườn, cây bonsai phát triển khiến nhu cầu chậu sứ tăng cao hơn bao giờ hết. Các nhãn hàng cũng đáp ứng tốt bằng cách cho ra mắt nhiều kiểu dáng và màu sắc sinh động.
Nhược điểm của loại chậu này là khá cứng, dễ vỡ khi chịu va đập các chậu sứ lớn có khối lượng nặng gây khó khăn khi di chuyển. Ưu điểm là nhiều kiểu dáng, màu sắc dễ dàng tạo hình khối theo ý muốn, bạn có thể tìm mua chậu sứ ở bất kỳ cửa hàng cây cảnh nào.
Chậu đất nung
Chậu đất nung đơn giản được tạo nên từ đất sét nung trên nhiệt độ cao không có được công thức men cầu kỳ như gốm. Chậu đất nung được sử dụng để trồng những cây đang trong thời kỳ dưỡng để cho cây phát triển tán lá um tùm. Khi gốc cây đủ to khoẻ và tán lá như ý người ta mới tiến hành đưa vào chậu sang trọng để chưng.
Chậu đất nung trồng cây thường có màu nâu giá thành khá rẻ thời gian sử dụng lâu dài. Chậu đất nung rất tốt cho cây bởi chúng có các lỗ li ti giúp cây trao đổi không khí, khi để chậu đất nung ngoài trời cũng không lo bị vỡ hay bào mòn bởi mưa vì thế thường được chọn để trồng cây sân vườn.
Chậu xi măng
Nghe có vẻ phi lý nhưng chỉ với vài chục ngàn tiền xi măng bạn có thể làm được 2 cái chậu để chưng cây cảnh. Cách này rất phù hợp với những người mới chơi cây cảnh, không phải ai cũng đủ điều kiện để mua các chậu đắt tiền nhất là những người có nhiều cây cảnh.
Cách làm khá đơn giản bạn trộn xi măng với cát tỷ lệ 1:1 sau đó đổ 1 đống cát hình tròn bằng kích thước chậu đổ hỗn hợp xi măng đã trộn lên tạo hình cho đẹp. Sau đó đợi lớp xi măng khô là được, nên nhớ tạo các lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu tránh ngập úng cho cây.
Chậu nhựa
Chậu này thường được sử dụng để trồng các cây ngắn ngày như cây hoa hồng, hoa trạng nguyên, kim ngân lượng… người ta thường trồng các loại cây này trong chậu nhựa để tránh cho rễ mọc ra ngoài đất có thể nhổ lên để bán khi nào cần thiết.
Chậu nhựa rất nhẹ dễ di chuyển giá thành rẻ thích hợp với các hộ kinh doanh cây cảnh. Các cây đang trong quá trình chăm sóc để các nghệ nhân tạo dáng cũng thường được trồng trong chậu nhựa sau khi thành phẩm mới được đưa lên các chậu cao cấp hơn. Gần đây xuất hiện các mẫu chậu nhựa cao cấp giả sứ rất đẹp thích hợp cho người lớn tuổi tránh mang vác nặng.
Đối với người chơi cây cảnh chuyên nghiệp một chiếc chậu đẹp sẽ góp phần đáng kể tăng vẻ đẹp của cây cảnh. Chúng ta vừa điểm qua các loại chậu cơ bản và ưu điểm của từng loại. Hy vọng các bạn đã chọn cho mình được một loại ưng ý để quá trình chăm sóc cây cảnh ngày càng thú vị hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!
Keyword: Các loại chậu trồng cây cảnh bonsai tốt nhất