Cao đẳng ngàng giáo dục mầm non có các hình thức đào tạo như thế nào? Điều kiện công nhận tốt nghiệp cao đẳng mầm non?
Các hình thức đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non?
Căn cứ Điều 4 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT có hai hình thức đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non là đào tạo chính quy và đào tạo vừa làm vừa học cụ thể từng hình thức như sau:
– Đào tạo chính quy
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
– Đào tạo vừa làm vừa học
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Các hình thức đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non? (Hình từ Internet)
Được công nhận tốt nghiệp cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi có đủ các điều kiện sau:
– Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
– Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
– Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Lưu ý: Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục thể chất hoặc Giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 2 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được xin nghỉ học tạm thời khi nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định về nghỉ học tạm thời, thôi học như sau:
Nghỉ học tạm thời, thôi học1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.2. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; quy định việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Như vậy, sinh viên cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
– Điều động vào lực lượng vũ trang;
– Điều động tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
– Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
– Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức theo quy định.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt