Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?

Theo quy định pháp luật giáo dục thường xuyên cấp THPT tổ chức dạy theo hình thức gì?...



Theo quy định pháp luật giáo dục thường xuyên cấp THPT tổ chức dạy theo hình thức gì? Môn Ngữ văn chương trình giáo dục thường xuyên học mấy tiết?






Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định về các hình thức đánh giá chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT như sau:

Đánh giá gồm: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

– Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HV, HV đánh giá lẫn nhau, HV tự đánh giá.

Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HV, việc HV trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,…

– Đánh giá định kỳ được thực hiện ở cuối học kỳ, cuối cấp học do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kỳ thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết.

Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình.

Xem thêm:  Soạn bài Con mối và con kiến? Học sinh lớp 7 được khen thưởng như thế nào?

Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HV, khắc phục tình trạng HV chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

– Việc đánh giá bảo đảm nguyên tắc HV được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính HV; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. HV cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.

Giáo dục thường xuyên THPT dạy theo hình thức gì? Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục thường xuyên THPT học bao nhiêu tiết?

Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục dục thường xuyên là gì? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn chương trình giáo dục thường xuyên học mấy tiết?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Ngữ văn như sau:

Xem thêm:  Https hocvalamtheobac mobiedu vn (Tuần 3) hướng dẫn đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Ngữ văn thực hiện từ lớp 10, 11, 12 với thời lượng dành cho mỗi lớp là 105 tiết/năm học; thực hiện trong 35 tuần/năm học. Ngoài ra, môn học còn có 35 tiết chuyên đề học tập /lớp.

Yêu cầu về ngữ liệu trong chương trình giáo dục thường xuyên THPT là gì?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định yêu cầu về ngữ liệu trong chương trình giáo dục thường xuyên THPT như sau:

– Bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Trong văn bản văn học, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại cơ bản (truyện, thơ, ký, kịch), giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, giữa văn học dân gian và văn học viết, giữa văn học dân tộc Kinh và văn học dân tộc thiểu số, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa Đông và Tây.

“Sự cân đối” được hiểu là một tỷ lệ thích hợp, chứ không phải có tỷ lệ bằng nhau. Ngữ liệu cho tất cả các lớp đều phải có văn bản truyện và thơ. Ngoài truyện và thơ, mỗi cấp học đều phải có văn bản ký hoặc kịch. Hạn chế hiện tượng một văn bản được sử dụng lặp lại ở nhiều lớp học, cấp học khác nhau.

– Bảo đảm sự phù hợp của văn bản với yêu cầu phát triển và thời lượng học tập của chương trình. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học.

Thời gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của nó để bảo đảm GV có thể giúp HV tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản, cho HV có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học. Hạn chế việc dạy học trích đoạn, trừ trường hợp những tác phẩm văn học có dung lượng lớn như tiểu thuyết, hồi ký, sử thi, ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Xem thêm:  Viết đoạn văn về việc sử dụng điện thoại của học sinh ngày nay? Học sinh lớp 9 được sử dụng điện thoại trên lớp khi nào?

– Bảo đảm kế thừa và phát triển các chương trình môn Ngữ văn đã có. Chương trình dựa vào 9 tác gia và các tác phẩm văn học được học trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn và bổ sung một số tác giả, tác phẩm có vị trí quan trọng, tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc qua các giai đoạn để dạy học trong nhà trường với ba cấp độ:

+ Tác phẩm bắt buộc (tác giả sách giáo khoa và GV bắt buộc thực hiện theo quy định của chương trình);

+ Tác phẩm bắt buộc lựa chọn (tác giả sách giáo khoa bắt buộc lựa chọn tác phẩm của tác giả có tên trong danh mục quy định của chương trình);

+ Tác phẩm gợi ý lựa chọn (tác giả sách giáo khoa tự lựa chọn tác phẩm theo danh mục gợi ý của chương trình). Riêng với 3 tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh ở cấp THPT có thêm bài khái quát giới thiệu về tác gia văn học.

Căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và danh sách các tác phẩm bắt buộc, tác phẩm bắt buộc lựa chọn được quy định, tác giả sách giáo khoa chọn thêm những văn bản phù hợp được khuyến nghị trong hoặc ngoài danh mục gợi ý ở cuối chương trình. GV và HV được chọn đọc một số văn bản mở rộng phù hợp với yêu cầu của chương trình và lứa tuổi để thảo luận trong nhóm, trong lớp.

>>>Tải xem thêm – Để xem chi tiết Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt