Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM?

Xem ngay Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên do...



Xem ngay Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên do Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM vừa mới ban hành!






Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM?

Ngày 11/9/2024, Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM ban hành Công văn 5705/SGDĐT-GDTXCNĐH năm 2024 tải về về triển khai sử dụng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

Cụ thể Đối tượng sử dụng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình GDTX cấp THPT: Cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tải về Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM đưới đây:

Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM?

Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM? (Hình từ Internet)

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông học các môn nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT thì chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT bao gồm:

(1) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc

– Các môn học bắt buộc gồm 7 môn học, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.

– Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

(2) Các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, gồm có: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học

Xem thêm:  Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

(3) Các chuyên đề học tập lựa chọn

Trong các môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học sẽ có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học.

(4) Các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn

– Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số.

– Hoạt động giáo dục tự chọn: Nội dung giáo dục địa phương.

Định hướng chương trình giáo dục thường xuyên 2022 như thế nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT định hướng chương trình giáo dục thường xuyên 2022 cụ thể như sau:

1. Định hướng về nội dung

– Chương trình GDTX cấp THPT thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HV thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở các môn học và hoạt động giáo dục.

– Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng lớp học và theo từng môn học, Chương trình GDTX cấp THPT của mỗi môn học bảo đảm trang bị cho HV những nội dung tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HV, đảm bảo cho HV được tiếp cận định hướng nghề nghiệp và góp phần phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

2. Định hướng về phương pháp giáo dục

– Các môn học và hoạt động giáo dục áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của HV, trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HV, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HV tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

Xem thêm:  Mẫu bài phát biểu tiệc tất niên cuối năm hay nhất? Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên được quy định ra sao?

– Phương pháp giáo dục cần khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; thảo luận, tham quan, sinh hoạt tập thể…

– Tùy theo mục tiêu, tính chất nội dung dạy học, giáo viên có thể tổ chức cho HV được làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HV được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

3. Định hướng về hình thức tổ chức dạy học

Mục tiêu đánh giá

– Đánh giá kết quả học tập của HV nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của HV trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HV và nâng cao chất lượng giáo dục.

– Đánh giá kết quả học tập của HV đối với mỗi môn học, mỗi lớp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu chương trình GDTX cấp THPT, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá

– Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Cùng với kết quả các môn học bắt buộc, các môn học lựa chọn, các chuyên đề học tập lựa chọn bắt buộc, các hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HV trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Xem thêm:  Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?

– Phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

+ Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên phụ trách môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá HV, HV đánh giá lẫn nhau, HV tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát, việc trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,…

+ Đánh giá định kỳ được thực hiện ở thời điểm giữa kỳ, cuối các kỳ học do trung tâm GDXT tổ chức thực hiện chương trình GDTX cấp THPT.

– Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ. Kết hợp giữa các hình thức đánh giá: đánh giá qua bài kiểm tra với các hình thức đánh giá khác như: đánh giá theo dự án, phiếu học tập, hồ sơ học tập HV…

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Yêu cầu đánh giá

– Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định tại Phần những vấn đề chung và Chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn và môn học tự chọn (nếu có), các hoạt động giáo dục và các chuyên đề học tập. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của người học.

– Đánh giá HV thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình GDTX cấp THPT.

– Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của người học; coi trọng việc động viên, khuyến kích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của HV; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho HV.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt