Bộ đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến...

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam

Câu 1: Đặc điểm của bom mìn, vật nổ là gì?

A. Bom mìn, vật nổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ, vv…)

B. Bom mìn, vật nổ có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ, vv…)

C. Bom mìn, vật nổ có nhiều màu sắc khác nhau

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: D

Câu 2: Trong thực tế, màu sắc của bom mìn vật nổ như thế nào?

A. Chỉ có màu đen

B. Có màu sắc đa dạng

C. Chỉ có màu của kim loại đã hoen rỉ

Đáp án: B

Câu 3: Những loại vũ khí nào sau đây được coi là bom mìn, vật nổ?

A. Lựu đạn, mìn

B. Bom bi, đạn pháo

C. Cung tên

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 4: Các loại bom mìn, vật nổ đã cũ, rỉ sét có còn nguy hiểm không?

A. Không gây nguy hiểm cho con người

B. Vẫn có thể còn nguy hiểm, có thể gây chết người, hoặc thương tật suốt đời, và làm chết gia súc, gia cầm nếu tác động vào nó

Đáp án: B

Câu 5: Nếu phát hiện hành vi tìm kiếm phế liệu từ bom mìn, vật nổ, anh/chị cần làm gì?

A. Khuyên can người đó dừng hành vi này lại

B. Báo cáo chính quyền địa phương để ngăn chặn hành động này

C. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 6: Nên làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực có bom mìn, vật nổ nguy hiểm?

A. Lại gần xem có những loại bom mìn, vật nổ gì

B. Chơi cạnh biển báo miễn là không dẫm vào bom mìn, vật nổ

C. Không lại gần Cảnh báo cho nhiều người biết khu vực nguy hiểm để tránh

Đáp án: C

Câu 7: Khi tai nạn bom mìn vật nổ xảy ra, những hậu quả có thể xảy ra với gia đình của nạn nhân là gì?

A. Ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế gia đình vì chi phí chữa trị, tổn thất tài sản hoặc mất đi nhân lực lao động

B. Ảnh hưởng đến tinh thần của mọi thành viên trong gia đình

C. Cả ý A và B

Đáp án: C

Câu 8: Khi tai nạn bom mìn vật nổ xảy ra, những hậu quả có thể xảy ra với nạn nhân là gì?

A. Khiến nạn nhân tử vong hoặc bị thương

B. Khiến nạn nhân bị khuyết tật suốt đời, làm giảm chất lượng cuộc sống

C. Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nạn nhân

D. Ảnh hưởng tới khả năng học tập, vui chơi, làm việc

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo

B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

Đáp án: C

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình

D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác

Đáp án: D

Câu 14: Khi phát hiện bom mìn, vật nổ, ai được phép tháo gỡ?

A. Bất kỳ ai nếu phát hiện bom mìn, vật nổ đều được phép tháo gỡ

B. Chỉ những tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tháo gỡ bom mìn, vật nổ

Đáp án: B

Câu 15: Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao gặp phải các tai nạn về bom mìn, vật nổ?

A. Nông dân làm việc ngoài đồng ruộng

B. Những người đi kiếm củi trong rừng

C. Những người thu mua phế liệu hoặc rà tìm phế liệu

D. Trẻ em

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: E

Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt