Các em học sinh cùng tìm hiểu thông tin về Anken có công thức tổng quát là gì? Chương trình môn Hóa học lớp 11 có những đặc điểm gì?
Anken có công thức tổng quát là gì?
Anken là những Hiđrocacbon không no, mạch hở có chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử. Chúng tạo thành một dãy đồng đẳng với công thức tổng quát là:
CnH2n (với n ≥ 2)
*Trong đó:
n: là số nguyên tử carbon trong phân tử.
*Ý nghĩa của công thức tổng quát:
Xác định thành phần nguyên tố: Cho biết trong phân tử anken chỉ có hai nguyên tố là carbon và hydro.
Tính toán: Dựa vào công thức tổng quát, ta có thể tính được khối lượng mol, phần trăm khối lượng các nguyên tố,… của một anken bất kỳ khi biết số carbon.
Ví dụ:
Etilen (C₂H₄)
Propen (C₃H₆)
Buten (C₄H₈)
Liên kết đôi: Mỗi liên kết đôi C=C làm giảm 2 nguyên tử H so với ankan tương ứng.
Mạch hở: Đảm bảo công thức tổng quát này áp dụng cho tất cả các anken.
*Lưu ý:
Đồng phân: Anken từ C₄H₈ trở lên có hiện tượng đồng phân về vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch C.
Tính chất hóa học: Liên kết đôi C=C là trung tâm phản ứng đặc trưng của anken. Anken tham gia nhiều phản ứng cộng, trùng hợp,…
*Lưu ý: Thông tin về Anken có công thức tổng quát là gì chỉ mang tính chất tham khảo./.
Anken có công thức tổng quát là gì? Chương trình môn Hóa học lớp 11 có những đặc điểm gì? (Hình từ Internet)
Chương trình môn Hóa học lớp 11 có những đặc điểm gì?
Theo tiểu mục 1. Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thì Chương trình môn Hóa học lớp 11 có những đặc điểm chung của cả chương trình môn Hóa học cấp THPT như sau:
– Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.
– Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí.
– Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông – lâm – ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
– Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.
– Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
– Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
– Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phôt thông môn Hóa học lớp 11 là gì?
Theo quy định tại Mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học được xác định như sau:
Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
[1] Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
– Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
– Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
[2] Bảo đảm tính thực tiễn
Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
[3] Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
[4] Phát huy tính tích cực của học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt