Ai là người có quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài? Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục được quy định như thế nào?
Ai có quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục như sau
Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục1. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài;b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp liên kết giáo dục không được phê duyệt thì sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.2. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;…
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
Ai có quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài? Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục bao gồm:
– Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP
– Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
– Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
– Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
– Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết;
– Cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có);
– Biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí; sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
Những đối tượng nào thuộc liên kết giáo dục?
Theo Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau:
(1) Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
(2) Bên nước ngoài:
– Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
– Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt