Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là câu nói của ai? Tìm hiểu ý nghĩa câu nói

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là câu nói của ai? Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và sự phát triển văn minh của quốc gia.

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là câu nói của ai?

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngày 3/9/1945, trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ. Ngoài thông điệp này, Bác còn đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ trên cả nước.

Ngay sau đó, ngày 8/9/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh Nha Bình dân học vụ. Việc học chữ là bắt buộc và miễn phí cho tất cả mọi người. Hạn trong vòng 1 năm, toàn thể người dân Việt Nam trên 8 tuổi đều phải biết đọc viết chữ quốc ngữ.

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu của aiMột dân tộc dốt là một dân tộc yếu của aiChủ tịch Hồ Chí Minh

Lời kêu gọi của Bác và Chính phủ đã nhanh chóng lan rộng và thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, từ đó làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc. Mỗi người Việt đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc học tập, trau dồi kiến thức.

Chỉ sau 1 năm thực hiện chính sách đã có hơn 2 triệu 520 nghìn người thoát nạn mùa chữ. Và 2 năm sau đó, cả nước có gần 8 triệu đồng bào biết đọc, biết viết.

Xem thêm:  Nước trong quá thì không có cá là gì? Giải thích ý nghĩa của câu nói này

Châm ngôn này cũng xuất hiện trong danh sách những câu nói hay về sách của Bác được nhiều bạn trẻ yêu thích, ghi nhớ.

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu nghĩa là gì?

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu nhằm ám chỉ tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển của đất nước. Dốt là yếu mà yếu thì sẽ hèn. Một dân tộc dốt vừa không có tiếng nói trên thế giới vừa không thể hội nhập với xu thế toàn cầu.

Những dân tộc yếu không có sức mạnh, không có tiếng nói là mục tiêu bị đồng hóa và thôn tính. Người Việt muốn giữ vững nét đẹp văn hóa truyền thống thì không được dốt, không được yếu.

Ngoài câu nói trên, nếu bạn thắc mắc có tài mà không có đức là câu nói của ai thì đây cũng là châm ngôn được Bác chia sẻ với cán bộ đảng viên nhằm khích lệ tinh thần rèn luyện, phát triển trí tuệ và đạo đức.

Lời kết

Câu nói sâu sắc này đã được THPT Phạm Kiệt giải thích rõ ràng thông qua bài viết trên. Đây không chỉ là lời cảnh tỉnh mà còn là lời kêu gọi cho sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục con người của Bác. Chỉ khi mỗi cá nhân được trang bị kiến thức và trí tuệ thì dân tộc mới có cơ hội phát triển.

Còn rất nhiều câu nói sâu sắc và ý nghĩa của Bác cùng các nhà hiền triết nổi tiếng trên thế giới bạn không thể bỏ qua như:

Xem thêm:  50+ những câu nói con gái thích nghe nhất không thể bỏ qua

👉 Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh theo quan điểm nào? Câu nói cho rằng mỗi người không nhất thiết phải giống hệt gia đình hoặc tổ tiên nhưng chắc chắn sẽ có nét tương đồng.

👉 Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công Bác nói ở đâu? Tìm hiểu ý nghĩa câu nói hay về sự đoàn kết của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Viết một bình luận