Tham khảo ngay hơn 8 mẫu văn tả con gà trống lớp 4 ngắn nhất cho bé? Môn Tiếng Việt lớp 4 là ở giai đoạn giáo dục nào?
8+ Mẫu văn tả con gà trống lớp 4 ngắn nhất?
Các em học sinh lớp 4 và quý phụ huynh có hướng dẫn các em học thì có thể tham khảo ngay, hơn 8 mẫu văn tả con gà trống lớp 4 ngắn nhất dưới đây:
8+ mẫu văn tả con gà trống lớp 4 ngắn nhất
Mẫu 1:
Nhà em có một chú gà trống rất đẹp. Bộ lông của chú óng ánh với màu đỏ, cam và vàng rực rỡ. Cái mào đỏ tươi dựng đứng trên đầu như một chiếc vương miện. Đôi mắt tròn xoe, sáng lấp lánh. Sáng nào chú cũng cất tiếng gáy vang “ò ó o…” báo hiệu một ngày mới bắt đầu. |
Mẫu 2:
Chú gà trống nhà em có bộ lông sặc sỡ với màu đỏ, vàng xen lẫn đen. Cái mào đỏ chót trông thật oai phong. Đôi chân khỏe mạnh, móng vuốt sắc nhọn giúp chú bới đất tìm thức ăn. Mỗi sáng, chú lại cất tiếng gáy thật to, gọi mọi người thức dậy. |
Mẫu 3:
Chú gà trống của em rất dũng mãnh. Toàn thân chú khoác một bộ lông màu đỏ cam rực rỡ. Cái đuôi dài cong vút trông thật đẹp. Đôi chân chắc khỏe giúp chú chạy nhanh khắp sân. Mỗi buổi sáng, chú đều cất tiếng gáy vang vọng khắp xóm. |
Mẫu 4:
Con gà trống nhà em rất đẹp. Bộ lông của chú bóng mượt với màu sắc sặc sỡ. Cái mào đỏ tươi rung rinh khi chú đi lại. Chú có đôi chân chắc khỏe, móng sắc nhọn. Mỗi sáng, tiếng gáy “ò ó o” của chú vang xa, báo hiệu một ngày mới. |
Mẫu 5:
Nhà em nuôi một chú gà trống rất đẹp. Chú có bộ lông mượt mà, óng ánh dưới ánh nắng. Cái mào đỏ rực, dựng đứng trên đầu. Đôi mắt tròn tinh anh, đôi chân vững chãi. Mỗi sáng, chú đều cất tiếng gáy to vang khắp khu vườn. |
Mẫu 6:
Chú gà trống của em trông rất oai phong. Bộ lông của chú có màu đỏ thẫm xen lẫn vàng. Cái mào đỏ tươi, chiếc đuôi cong vút duyên dáng. Chú rất chăm chỉ kiếm ăn và luôn bảo vệ đàn gà. Tiếng gáy của chú vang vọng mỗi buổi sáng. |
Mẫu 7:
Em rất thích chú gà trống nhà mình. Chú có bộ lông óng mượt, nhiều màu sắc rực rỡ. Đôi mắt nhỏ nhưng rất tinh anh. Đặc biệt, mỗi sáng chú đều cất tiếng gáy “ò ó o…” thật vang, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. |
Mẫu 8:
Chú gà trống của em rất đẹp. Cái mào đỏ chót, bộ lông mượt mà óng ánh. Chú có đôi chân chắc khỏe, luôn chạy nhảy khắp sân. Sáng nào, chú cũng đứng trên đống rơm và cất tiếng gáy thật to, nghe rất vui tai. |
Mẫu 9:
Chú gà trống nhà em là bạn thân của em. Mỗi buổi sáng, em đều ra sân chơi với chú. Chúng em cùng nhau chạy nhảy, cùng nhau tìm mồi. Chú gà trống đã mang đến cho em nhiều niềm vui. Em mong rằng chú gà trống sẽ luôn khỏe mạnh và sống lâu cùng gia đình em. |
*Lưu ý: Đây chỉ là đoạn văn mẫu tham khảo các bạn học sinh hoàn toàn có thể tham khảo và thêm bớt ý theo cách riêng của mình, nhằm phát triển thêm sao cho đoạn văn của riêng mỗi bạn học sinh sẽ có màu sắc riêng và đạt điểm cao nhất nhé!
8+ Mẫu văn tả con gà trống lớp 4 ngắn nhất? Môn Tiếng Việt lớp 4 là ở giai đoạn giáo dục nào? (Hình từ Internet)
Môn Tiếng Việt lớp 4 là ở giai đoạn giáo dục nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông…3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.…
Đồng thời căn cứ theo Mục 1 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT dạy học môn ngữ văn lớp 5 có đặc điểm như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,…
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,… liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.
Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Như vậy, môn Tiếng Việt lớp 4 là ở giai đoạn giáo dục cơ bản.
Khi học môn Tiếng Việt lớp 4 thì học sinh tiểu học có cần đạt được năng lực đọc trôi chảy hay không?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu về năng lực đặc thù cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh tiểu học như sau:
– Năng lực ngôn ngữĐọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu.Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh….
Như vậy, khi học môn Tiếng Việt lớp 4 thì học sinh tiểu học sẽ cần đạt được năng lực đọc trôi chảy.
>>> TẢI VỀ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt