Tham khảo các mẫu viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn? Mục tiêu khi học Môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
5+ viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn?
Dưới đây là các mẫu viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn ở môn Tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn – mẫu số 1 Vào ngày kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ – ngày 19 tháng 5 vừa rồi, em được bố mẹ đưa đến viếng thăm lăng của Bác Hồ. Với em, đó là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa. Từ hôm trước, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Em được yêu cầu phải đi ngủ thật sớm. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ là cả gia đình xuất phát. Từ nhà em đến lăng Bác phải mất ba mươi phút di chuyển bằng xe máy. Đến nơi, em cảm thấy vô cùng bất ngờ. Không gian xung quanh lăng Bác thật rộng. Hôm nay có rất đông người dân đến viếng lăng. Sau khi bố đi gửi xe, cả nhà cùng tiến vào khu vực trung tâm của lăng. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác Hồ. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng nóng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Khoảng một tiếng sau, em và bố mẹ mới tiến vào lăng. Bên trong lăng khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Hình ảnh Bác lúc này không khác so với những lời thơ, câu hát hay bức tranh mà em từng đọc, từng nghe và từng thấy. Bác Hồ nằm đó, yên giấc ngủ. Sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn – nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác. Mẹ đã kể cho em nghe một vài câu chuyện về Bác Hồ. Em nghe xong mà cảm thấy vô cùng xúc động. Chuyến viếng thăm lăng Bác quả thật vô cùng ý nghĩa đối với em. |
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn – mẫu số 2 Vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, em đã cùng bố mẹ tham gia chương trình thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ trong thôn. Đoàn chúng em gồm có các bác trong hội cựu chiến binh, các anh chị đoàn viên thanh niên và một số em học sinh trong trường. Ngôi nhà đầu tiên chúng em ghé thăm là nhà bác Hải, một thương binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Khi chúng em đến, bác đang ngồi trên chiếc ghế gỗ cũ, đôi mắt hiền từ nhìn ra sân. Bố em đại diện đoàn gửi lời chúc sức khỏe và tặng bác một phần quà Tết. Bác Hải xúc động nắm tay chúng em, kể lại những năm tháng chiến đấu gian khổ. Bác kể rằng ngày ấy, dù bom rơi đạn nổ, nhưng các chiến sĩ vẫn kiên cường, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất quê hương. Sau khi chào tạm biệt bác Hải, đoàn chúng em tiếp tục đến thăm bà Hạnh, vợ của một liệt sĩ. Bà sống một mình trong căn nhà nhỏ nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp. Nhận món quà từ đoàn, bà rưng rưng nước mắt, nói rằng chỉ cần các thế hệ sau nhớ đến sự hi sinh của các liệt sĩ, bà đã thấy ấm lòng. Chuyến đi thăm hỏi ấy khiến em hiểu rõ hơn về công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ và những mất mát mà chiến tranh để lại. Em tự nhủ sẽ luôn biết ơn và ghi nhớ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. |
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn – mẫu số 3 Hằng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân cả nước lại hướng về Đền Hùng để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Năm nay, em có cơ hội cùng gia đình về Phú Thọ tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, một sự kiện thiêng liêng mang đậm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Từ sáng sớm, hàng vạn người dân khắp nơi đã đổ về khu di tích Đền Hùng. Những đoàn người nối nhau dài tít tắp trên những bậc thang đá dẫn lên đền Thượng. Khi lên đến nơi, em thấy không khí trang nghiêm, từng dòng người kính cẩn thắp nén hương trước bàn thờ các Vua Hùng. Gia đình em cũng dâng hương và cầu mong cho đất nước mãi mãi hưng thịnh, nhân dân ấm no. Ngoài lễ dâng hương, còn có nhiều hoạt động văn hóa như rước kiệu, diễn xướng dân gian và hội thi gói bánh chưng, bánh dày. Em rất thích thú khi được xem các nghệ nhân hướng dẫn cách gói bánh và nghe kể về sự tích bánh chưng, bánh dày – những món bánh mang ý nghĩa biết ơn tổ tiên. Buổi lễ đã giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Em thấy mình thật may mắn khi được sinh ra trong một đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa tốt đẹp. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. |
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn – mẫu số 4 Nhân dịp Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, trường em tổ chức một buổi lễ dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã. Ngay từ sáng sớm, chúng em đã tập trung đông đủ tại cổng trường, ai nấy đều mặc đồng phục gọn gàng, trên ngực cài chiếc khăn quàng đỏ thắm. Cô giáo chủ nhiệm căn dặn chúng em phải giữ thái độ trang nghiêm, tôn kính khi đến nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ. Khi đến nghĩa trang, trước mắt chúng em là những hàng bia mộ thẳng tắp, khắc ghi tên tuổi của những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Khói hương bay nghi ngút, làm không khí càng thêm trang trọng. Đại diện nhà trường và chính quyền địa phương lần lượt dâng hương lên Đài tưởng niệm. Sau đó, chúng em được phân công quét dọn, nhổ cỏ và thắp hương lên từng phần mộ. Nhìn những tấm bia khắc ghi tên tuổi các liệt sĩ, lòng em trào dâng niềm xúc động và biết ơn sâu sắc. Buổi lễ kết thúc, nhưng trong lòng em vẫn vẹn nguyên cảm giác tự hào và biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh cao cả ấy. |
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn – mẫu số 5 Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 vừa rồi, em được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị đối với em. Chuyến xe xuất phát từ lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Khoảng ba mươi phút sau thì đến nơi. Sau khi xuống xe, theo sự sắp xếp của cô giáo, cả lớp xếp thành hai hàng, di chuyển vào khu vực lăng Bác. Ngay từ phía xa, tôi đã nhìn thấy lăng Bác Hồ to lớn nằm đấy. Hai bên đường vào trong lăng là hàng tre xanh tốt. Cả lớp trật tự, đi theo hàng tiến vào lăng. Các chú bộ đội canh gác lăng đều đứng rất nghiêm trang. Tiến vào trong lăng, tôi cảm thấy khá lạnh. Theo lời của cô giáo thì trong lăng luôn phải duy trì nhiệt độ thấp để có thể bảo quản thi hài của Bác Hồ tốt nhất. Không khí trong lăng thật yên lặng, nghiêm trang. Bác Hồ nằm đó giống như đang ngủ vậy. Khuôn mặt Bác hiền từ giống như trong những bức tranh tôi được xem. Khi được nhìn thấy Bác, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Thật tiếc, rất nhanh sau đó, chúng em đã phải di chuyển ra ngoài. Sau khi tham quan lăng Bác, cô giáo còn đưa chúng em đến tham quan nhà sàn, ao cá của Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh. Cô đã kể cho cả lớp nghe rất nhiều câu chuyện hay về Bác Hồ. Sau chuyến viếng thăm lăng Bác, em đã học thêm được nhiều kiến thức bổ ích hơn. Em cảm thấy thật tự hào khi đất nước mình có một con người vĩ đại như Bác Hồ. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
5+ viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu khi học Môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thì sẽ có 3 mục tiêu chung khi học môn ngữ văn như sau:
(1) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như:
+ Biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc;
+ Có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng,
+ Có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.
(2) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu:
+ Phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin;
+ Đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản;
+ Viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt;
+ Nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.
(3) Phát triển năng lực văn học với yêu cầu:
+ Phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể;
+ Nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học;
+ Nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học;
+ Có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:
– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt