5+ Đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Mục tiêu của việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Việc giảng dạy môn Tiếng...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?







5+ Đoạn văn tưởng tượng lớp 4?

Dưới đây là các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Đoạn văn tưởng tượng lớp 4 – mẫu số 1

Khi gặp một người con gái vừa đẹp người vừa đẹp nết, người ta thường so sánh rằng “đẹp như cô Tấm”. Điều đó khiến em càng thêm yêu thích nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, và tự tưởng tượng ra hình dáng của cô. Cô Tấm trong tưởng tượng của em là một nàng thiếu nữ trẻ tuổi có vóc dáng cao ráo, mảnh mai và cân đối. Cô ấy có nước da trắng hồng mềm mại, nên dù mặc trang phục cũ kĩ vẫn rất là xinh xắn. Khuôn mặt cô Tấm có dáng trái xoan, trán cao, hai mắt đen láy long lanh như viên ngọc quý. Hai má cô hơi phúng phính, vì hãy còn đôi nét trẻ con. Khi cô xấu hổ, hai má sẽ ửng hồng lên như đánh phấn. Đặc biệt, khi cô mỉm cười, bên má phải sẽ xuất hiện một lúm đồng tiền, khiến nụ cười càng thêm duyên dáng. Cô Tấm có khuôn miệng nhỏ, đôi môi chúm chím. Không cần tô son thì môi cô vẫn đỏ tươi tự nhiên như màu đóa hoa hồng nhung. Đôi bàn tay của cô dẫu phải làm việc vất vả, nhọc nhằn nhưng vẫn thon thả, xinh đẹp và mềm mại. Từng bước đi, cử chỉ của cô đều uyển chuyển, nhẹ nhàng, khiến người ta thổn thức. Đã vậy, cô còn chăm chỉ, cần cù và chịu khó. Từ việc nhà cửa, cơm nước đến chăn trâu, mò cua bắt ốc, cô Tấm đều làm được, và làm tốt, chẳng một lời than trách. Dáng vẻ ấy của cô Tấm đã định hình trong trí tưởng tượng của em, cùng em kể tiếp những hành trình khác trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.

Đoạn văn tưởng tượng lớp 4 – mẫu số 2

Khi đọc câu chuyện Non-bu và Heng-bu, em rất thích kết thúc có hậu của câu chuyện. Nhưng em vẫn muốn câu chuyện được kể tiếp, để Non-bu thật sự có một cơ hội được làm lại cuộc đời. Em tự tưởng tượng rằng, sau khi bị cướp hết tài sản và bị đánh đập đau đớn, Non-bu thực sự nhận ra lỗi lầm của bản thân. Anh ta thức trắng cả một đêm để nhớ về những điều độc ác mà bản thân đã làm với em trai và mọi người. Càng suy nghĩ, anh ta càng ân hận và mong muốn được làm lại. Sáng hôm sau, anh ta đã chạy đến trước cổng nhà em trai để trịnh trọng xin lỗi cậu, sau đó bỏ đi đến một ngôi làng xa xôi. Ở đó, anh ta làm lụng chăm chỉ, quan tâm giúp đỡ bà con làng xóm. Ở đó, không ai biết anh ta từng là một người xấu xa, độc ác cả. Mọi người chỉ biết về một người đàn ông tên là Non-bu vừa hiền lành, chăm chỉ lại giàu tình yêu thương, bao dung với mọi người. Đối với em, đó mới thực sự là một kết thúc có hậu và ý nghĩa, giúp người đọc có thêm động lực để thay đổi bản thân. Bởi suy cho cùng, ở đời này làm gì có ai chưa từng phạm sai lầm, phải không các bạn?

Xem thêm:  Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link xem kết quả Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Vòng loại?

Đoạn văn tưởng tượng lớp 4 – mẫu số 3

Đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em thường cảm thấy không đồng ý lắm với kết thúc của nhân vật Lý Thông, nên đã tưởng tượng ra một hướng đi khác cho nhân vật này. Theo đó, sau khi được Thạch Sanh tha tội chết, Lý Thông đã hiểu ra lỗi sai của mình và vô cùng ân hận với những điều bản thân đã làm. Trên đường trở về quê nhà, anh ta đã suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm thay đổi. Về quê, anh ta tiếp tục kinh doanh quán rượu, mở rộng làm ăn. Có bao nhiêu của cải thu được từ kinh doanh, anh ta liền đem ra giúp đỡ bà con trong làng. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, anh đón về nuôi nấng, dạy nghề nấu rượu cho để kiếm sống. Sự thay đổi đó của Lý Thông khiến mẹ anh ta vô cùng xúc động. Bà con lối xóm ai ai cũng yêu mến và biết ơn anh ta. Tin tức này truyền đến kinh thành, vào đến tận cung vua. Thạch Sanh lúc này đã lên ngôi vua biết được thì rất vui mừng. Bởi chẳng điều gì quý trọng hơn một người biết hối lỗi và sửa sai. Đối với em, một kết thúc như vậy mới thực sự là kết thúc có hậu và mang đến bài học ý nghĩa cho người đọc hơn.

Đoạn văn tưởng tượng lớp 4 – mẫu số 4

Chuyện cổ tích Sự tích cây vú sữa kết thúc với hình ảnh cậu bé ăn được trái vú sữa có vị ngọt của sữa mẹ mà rưng rưng xung động. Điều đó khiến em vừa vui lại vừa buồn, nên đã mong muốn có một kết thúc hạnh phúc hơn cho cậu bé ấy. Em tưởng tượng cậu bé sau khi nếm thử trái vú sữa, thì thấy rất ngon, nên liền đem trái chín đi chia sẻ với mọi người. Từ hôm đó, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, học bài, cậu còn chăm sóc cho cây rất chu đáo. Tối tối, cậu bé ngồi bên gốc cây nhớ về mẹ mà bật khóc nức nở, đến khi mệt thì thiếp đi lúc nào không hay. Thấy được tấm lòng của cậu bé, một bà tiên đã xuất hiện và ban cho cậu bé một điều ước. Ngay lập tức, cậu bé ước có mẹ trở về với mình. Thế là trong ánh mắt mong chờ của cậu bé, cây vú sữa rung rinh cành lá, rơi xuống một quả vú sữa rất lớn. Từ trong đó, người mẹ dịu dàng của cậu bước ra. Quá đỗi vui sướng, cậu bé vội ôm chầm lấy mẹ, hai bàn tay siết chặt như sợ mẹ rời đi mất. Từ ngày hôm đó, ngôi nhà nhỏ lại rộn ràng tiếng cười, còn cậu bé ấy thì lúc nào cũng ngoan ngoãn, vâng lời, không để mẹ phải buồn nữa.

Xem thêm:  50+ Đáp án đợt 3 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam?

Đoạn văn tưởng tượng lớp 4 – mẫu số 5

Câu chuyện Cây khế đã có một kết thúc mở, khi người anh mất tích trên biển, còn gia đình người em thì có cuộc sống giàu sang. Nhưng em lại chưa hài lòng với kết cục đó. Đóng cuốn truyện lại, em tự tưởng tượng ra một kết thúc khác. Em nghĩ về người vợ của anh trai xấu xa. Chị ấy có lẽ sẽ rất lo lắng và sợ hãi, nên sang nhà nhờ em trai đi tìm chồng giúp. Người em lương thiện tất nhiên sẽ đồng ý, và dùng tiền để thuê người đi khắp nơi tìm kiếm. Ít lâu sau đó, họ tìm thấy người anh bị sóng đánh dạt vào một ngôi làng ven biển. Kiếp nạn này khiến người anh nhận ra sai lầm của bản thân mình. Anh ta nhận ra sự tham lam, dối trá của bản thân rồi sẽ là thứ giết chết chính mình. Trở về nhà, người anh quyết tâm thay đổi. Anh cùng vợ lao động chăm chỉ, cũng thường xuyên giúp đỡ người khác. Thoạt đầu, mọi người trong làng có có chút nghi ngờ, nhưng dần dần, họ cũng mở lòng đón nhận sự thay đổi tuyệt vời đó. Vậy là, cuối cùng cả gia đình người em và người anh đều có cuộc sống hạnh phúc, đoàn kết, được xóm làng mến yêu. Đối với em, đó mới thực sự là một kết thúc có hậu.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng hay không? Kiến thức văn học lớp 6 có những gì?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

5+ Đoạn văn tưởng tượng lớp 4?

5+ Đoạn văn tưởng tượng lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)

Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:

– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Những đoạn văn nào mà học sinh lớp 4 cần học viết?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 4 cần học viết được những đoạn văn như sau:

– Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.

– Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

– Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.

– Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

– Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.

– Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt