Môn Khoa học tự nhiên lớp 8: Học sinh tham khảo 5 dạng bài tập cân bằng phương trình hóa học và phương pháp giải?
5+ dạng bài tập cân bằng phương trình hóa học và phương pháp giải?
Dạng 1: Hoàn thành và cân bằng phương trình hóa học
Bài tập: MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O FeO + HCl → FeCl2 + H2O Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3 P + O2 → P2O5 N2 + O2 → NO NO + O2 → NO2 NO2 + O2 + H2O → HNO3 Na2O + H2O → NaOH Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH Fe2O3 + H2 → Fe + H2O Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O FeI3 → FeI2 + I2 AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3 SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O Ag + Cl2 → AgCl FeS + HCl → FeCl2 + H2S Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O Lời giải: MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 4P + 5O2 → 2P2O5 N2 + O2 → 2NO 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Na2O + H2O → 2NaOH Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O 2FeI3 → 2FeI2 + I2 3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3 SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O 2Ag + Cl2 → 2AgCl FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O |
Dạng 2: Xác định hệ số thích hợp để cân bằng phương trình
Bài tập: Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O H3PO4 + ?KOH → K3PO4 +? ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ? Mg + ?HCl → ? +?H2 ? H2 + O2 → ? f) P2O5 +? → ?H3PO4 CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ? Lời giải: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 e) 2H2 + O2 → 2H2O P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2 |
Dạng 3. Sơ đồ nguyên tử được thiết lập và tỷ lệ số phân tử các chất sau phản ứng
Bài tập: a) Na + O2 → Na2O b) P2O5 + H2O → H3PO4 c) HgO → Hg + O2 d) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O Lời giải: a) 4Na + O2 → 2Na2O Tỷ lệ: số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2 b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Tỷ lệ: số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2 c) 2HgO → 2Hg + O2 Tỷ lệ: số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1 d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Tỷ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3 |
Dạng 4: Cân bằng phương trình hợp chất hữu cơ
Bài tập: CnH2n + O2 → CO2 + H2O CnH2n + 2 + O2 → CO2 + H2O CnH2n – 2 + O2 → CO2 + H2O CnH2n – 6 + O2 → CO2 + H2O CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O Lời giải: CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O CnH2n + 2 + O2 → nCO2 + (n+1)H2O CnH2n – 2 + O2 → nCO2 + (n-1)H2O CnH2n – 6 + O2 → nCO2 + (n-3)H2O CnH2n + 2O + O2 → nCO2 + (n+1)H2O |
Dạng 5. Phương trình hóa học chứa ẩn
Bài tập: FexOy + H2 → Fe + H2O FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O Lời giải: FexOy + yH2 → xFe + yH2O FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O 2FexOy + 2yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O M + 2nHNO3 → M(NO3)n + 2nNO + H2O FexOy + yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + ySO2 + yH2O |
Lưu ý: Nội dung bài tập cân bằng phương trình hóa học chỉ mang tính chất tham khảo!
5+ dạng bài tập cân bằng phương trình hóa học và phương pháp giải? Thời lượng môn Khoa học tự nhiên lớp 8? (Hình từ Internet)
Thời lượng môn Khoa học tự nhiên lớp 8?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thời lượng dành cho mỗi lớp học là 140 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Dự kiến tỷ lệ % số tiết dành cho mỗi chủ đề được trình bày trong bảng sau:
Nội dung |
lớp 6 |
lớp 7 |
lớp 8 |
lớp 9 |
Mở đầu |
5% |
4% |
2% |
2% |
Chất và sự biến đổi của chất |
15% |
20% |
29% |
31% |
Các thể (trạng thái) của chất |
3% |
|||
Oxygen và không khí |
2% |
|||
Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng |
6% |
|||
Dung dịch; Tách chất ra khỏi hỗn hợp |
4% |
|||
Nguyên tử. Nguyên tố hoá học |
6% |
|||
Phân tử |
9% |
|||
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
5% |
|||
Phản ứng hoá học |
12% |
|||
Tốc độ phản ứng và chất xúc tác |
3% |
|||
Acid – Base – pH – Oxide – Muối; Phân bón hoá học |
14% |
|||
Kim loại |
8% |
|||
Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại |
4% |
|||
Giới thiệu về chất hữu cơ Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu |
7% |
|||
Ethylic alcohol, acetic acid; Lipid (lipit) – Carbohydrate (Cacbohiđrat) – Protein Polymer (Polime) |
12% |
|||
Vật sống |
38% |
38% |
29% |
25% |
Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống |
11% |
|||
Đa dạng thế giới sống |
27% |
|||
Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật |
23% |
|||
Cảm ứng ở sinh vật |
3% |
|||
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
5% |
|||
Sinh sản ở sinh vật; Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
7% |
|||
Sinh học cơ thể người |
20% |
|||
Môi trường; hệ sinh thái |
9% |
|||
Hiện tượng di truyền |
19% |
|||
Tiến hoá |
6% |
|||
Năng lượng và sự biến đổi |
25% |
28% |
28% |
28% |
Các phép đo |
7% |
|||
Lực |
11% |
8% |
6% |
|
Khối lượng riêng và áp suất |
8% |
|||
Năng lượng và cuộc sống |
7% |
6% |
7% |
|
Âm thanh |
7% |
|||
Ánh sáng |
6% |
9% |
||
Điện |
8% |
7% |
||
Từ |
7% |
5% |
||
Trái Đất và bầu trời |
7% |
0% |
2% |
4% |
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời; Ngân Hà |
7% |
|||
Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất |
2% |
|||
Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái đất; Sơ lược “Hoá học về vỏ Trái Đất” |
4% |
|||
Đánh giá định kì |
10% |
10% |
10% |
10% |
Như vậy, thời lượng thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 8 là 140 tiết và thực hiện trong 35 tuần.
Các thiết bị, mẫu vật, hoá chất dùng để thực hành môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các thiết bị, mẫu vật, hoá chất dùng để thực hành môn Khoa học tự nhiên lớp 8 bao gồm:
– Dụng cụ đo chiều dài, diện tích, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, thời gian; xe đo có tích hợp cảm biến vị trí, cảm biến lực để khảo sát chuyển động, khảo sát lực ma sát;
-Lực kế, thước đo độ dài, thanh nam châm vĩnh cửu, cân lò xo; máy phát âm tần, âm thoa, dao động kí; dụng cụ tạo và hiển thị được tia sáng, tạo vùng sáng, vùng tối, trộn màu ánh sáng; gương phẳng, lăng kính; dụng cụ tạo từ phổ, la bàn học sinh; nam châm vĩnh cửu, nam châm điện;
– Thiết bị khảo sát được khối lượng riêng của một vật và áp suất tác dụng lên một bề mặt; dụng cụ đơn giản tạo đòn bẩy; dụng cụ tạo, phân bố lại điện tích (van de Graaff generator, miếng lụa mềm, lược nhựa…); bộ dụng cụ đo năng lượng điện (joulemeter);
– Bộ dụng cụ khảo sát sự phản xạ ánh sáng; bộ dụng cụ khảo sát sự khúc xạ ánh sáng; cân hiện số; pH mét cầm tay; dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, bình cầu, lọ, cốc, phễu, chậu, ống hút…; hoá chất: các loại hoá chất tối thiểu cần thiết cho thí nghiệm biểu diễn và thực hành.
– Mẫu vật về phân bón; mô hình, bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của alkane, alcohol ethylic, acetic acid.
– Bộ tiêu bản hiển vi về tế bào và các bào quan tế bào; bộ dụng cụ làm tiêu bản ép khô thực vật, làm tiêu bản ngâm động vật; bộ dụng cụ tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
– Dụng cụ dạy thực hành băng bó cho người bị gãy xương, máy đo huyết áp, dụng cụ băng bó vết thương khi bị chảy máu. c) Phòng bộ môn
– Diện tích phòng đủ để sắp xếp thiết bị, mẫu vật và bàn ghế đủ cho học sinh tiến hành các bài thực hành, vòi nước và bồn rửa, thiết bị phòng cháy và chữa cháy,…
– Thiết bị cố định: bảng viết, tủ đựng mẫu vật, vật liệu tiêu hao (hoá chất, dụng cụ thuỷ tinh, khay làm thí nghiệm), giá để hoá chất và dụng cụ thí nghiệm, giá treo tranh, bàn thực hành lát đá, tủ lạnh, tủ sấy, máy hút ẩm, quạt thông gió, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ sử dụng theo bài thực hành,…,
– Các thiết bị điện tử và quang học, nghe nhìn: kính hiển vi, kính lúp, ống nhòm, máy tính, máy chiếu projector, màn hình, tivi,…
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt