3 mẫu đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2025 môn Đạo Đức có đáp án?

Mẫu đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2025 môn Đạo Đức Mẫu đề số 1: Câu 1. Tích...

Mẫu đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2025 môn Đạo Đức

Mẫu đề số 1:

Câu 1. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì?

A. Giúp em mạnh dạn và tự tin hơn.

B. Giúp em học tập tiến bộ.

C. Giúp hoạt động của lớp sôi nổi, hiệu quả hơn.

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2. Theo em vì sao phải giữ lời hứa?

A. Giữ lời hứa thể hiện sự tôn trọng người khác.

B. Giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng.

C. Cả hai đáp án trên .

Câu 3. Em cần làm gì để xử lý bất hòa với bạn?

A. Bình tĩnh nói chuyện với bạn, tìm nguyên nhân, xin lỗi nếu mắc lỗi.

B. Xin lỗi bạn là được.

C. Không cần xử lý bất hòa với bạn.

Câu 4. Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi của lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

Để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao, em sẽ lên thư viện mượn tìm đọc sách liên quan đến những tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam.

Câu 5. Ghi Đ sau ý kiến em đồng tình, ghi S sau ý kiến em không đồng tình:

A. Giữ lời hứa là thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 󠇟☐Đ

B. Chỉ cần giữ lời hứa với người lớn. ☐ S

C. Người biết giữ lời hứa là người có trách nhiệm và sẽ được mọi người tin tưởng, quý trọng.☐ Đ

D. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được. ☐ Đ

Câu 6. Việc ham học hỏi có ích lợi gì?

Theo em, việc ham học hỏi sẽ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức và trau dồi bản thân. Đồng thời, giúp em năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.

Câu 7. Kể tên 2 công việc em đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của lớp:

Kể tên 2 công việc em đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của lớp:

+ Trực nhật theo tuần

+ Tham gia văn nghệ của lớp.

Câu 8. Hãy chia sẻ những việc em dã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hòa với bạn:

Những việc em đã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn:

Cố gắng kiềm chế cơn nóng giận.

Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu.

Chân thành xin lỗi bạn nếu mình có lỗi sai.

Nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Mẫu đề số 2:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Khám phá bản thân” là gì?

A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.

C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Khi chúng ta biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân trong việc tự nhận thức về bản thân, chúng ta sẽ

A. Đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

B. Bình tĩnh, tự tin hơn trong mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. Nhìn nhận xung quanh và ứng phó được với tất cả mọi người xung quanh.

D. Tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 3. “Bất hòa với bạn bè” là gì?

A. Là bạn bè yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau.

B. Là xảy ra xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.

C. Là bạn bè nói xấu, khinh thường lẫn nhau.

D. Là cuộc thảo luận, tranh luận diễn ra tốt đẹp.

Câu 4. Vì sao xử lí bất hòa giúp chúng ta hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn?

A. Vì chúng ta sẽ trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hòa.

B. Vì điều đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5. Đâu không phải là ý nghĩa của việc xử lí bất hòa?

A. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết.

B. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.

C. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng.

D. Thân thiện, đoàn kết.

Câu 6. B và H giận nhau vì H quên cuộc hẹn đi chơi với B. Khi B đến nhà hỏi H thì cậu trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn. Nếu là H, em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ cho bạn hiểu lầm và giận mình.

B. Không thèm nhận sai và để cho bạn chủ động làm lành trước.

C. Nói xấu B và bảo các bạn khác đừng chơi với B nữa.

D. Chủ động tìm B xin lỗi, nhận sai và hứa lần sau không để bạn phải chờ nữa.

Câu 7. Chúng ta có cần phải bảo vệ thiên nhiên không?

A. Không cần.

B. Rất cần.

C. Cần nhưng đó là việc của lãnh đạo, không phải của người dân chúng ta.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?

“Việt Nam ………… ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.

A. Tổ quốc.

B. Non sông.

C. Đất nước.

D. Giang sơn.

Câu 9. Sự phát triển của đất nước ta không mang lại điều gì cho cuộc sống?

A. Con người ngày càng văn minh, tiến bộ và hiện đại.

B. Máy móc hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho con người.

C. Con người tụt lùi, lạc hậu, không biết cập nhật tin tức.

D. Môi trường sống cải thiện, nhịp sống trẻ trung, năng động.

Câu 10. Em sẽ giới thiệu cho khách nước ngoài những thành tựu nào của đất nước Việt Nam?

A. Trên nhiều lĩnh vực như: thế thao, khoa học, âm nhạc,…

B. Không giới thiệu gì vì không có thành tựu nổi bật nào.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 11. Đâu là nội dung không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.

B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.

C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Tại sao chúng ta cần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh? Nêu những việc nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt