3+ Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5? Học sinh tiểu học phải có nhiệm vụ như thế nào với mẹ của mình?

Tham khảo các mẫu lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5? Học sinh tiểu học...



Tham khảo các mẫu lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5? Học sinh tiểu học phải có nhiệm vụ như thế nào với mẹ của mình?







3+ Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5?

Dưới đây là các mẫu lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5 – mẫu số 1

(1) Mở bài:

– Giới thiệu về người được tả: Mẹ của em.

(2) Thân bài:

– Tả ngoại hình của mẹ:

+ Dáng người tầm thước, thon gọn.

+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt. Khi làm việc nhà, mẹ thường buộc tóc gọn gàng sau gáy.

+ Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm, mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà, mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo em, ánh mắt ấy dịu dàng biết nhường nào.

– Tả hoạt động, tính cách của mẹ:

+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng.

+ Mẹ là người hết lòng với công việc. Ở trường, mẹ được các thầy cô quý mến.

+ Mẹ luôn quan tâm đến việc học tập của em. Mẹ ân cần hướng dẫn em trong giải bài tập về nhà và kiên nhẫn khi em không hiểu bài.

+ Mẹ rất hiền lành, nhưng khi em mắc lỗi mẹ lại nghiêm khắc giúp em nhận ra lỗi lầm và tự sửa chữa.

(3) Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về người được tả: Mẹ là món quà quý giá nhất mà thượng đế đã dành tặng cho em và cả gia đình.

Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5 – mẫu số 2

Mở bài: Giới thiệu về mẹ của em

Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của mẹ:

+ Mẹ của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Công việc của mẹ là gì?

+ Mẹ em có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Điều đó tạo nên một vóc dáng, dáng hình như thế nào?

+ Nước da của mẹ em có màu gì? Màu sắc đó nhờ đâu mà có?

+ Mái tóc của mẹ dài đến đâu, được tạo kiểu gì, nhuộm màu gì? Bình thường mẹ sẽ để tóc như thế nào?

+ Khuôn mặt của mẹ có hình dáng như thế nào? Có hợp với kiểu tóc không?

+ Đôi mắt của mẹ có màu gì, hình dáng ra sao? Mẹ thường dùng ánh mắt như thế nào để nhìn em?

+ Đôi môi, nụ cười của mẹ có đặc điểm gì? Nụ cười ấy truyền cho em những cảm xúc gì?

+ Đôi bàn tay của mẹ có đặc điểm gì? Khi cầm tay mẹ, em có những suy nghĩ và cảm xúc ra sao?

+ Trang phục thường ngày của mẹ có đặc điểm gì? Khi có sự kiện đặc biệt thì mẹ thay đổi ra sao?

– Miêu tả hoạt động của mẹ:

+ Hằng ngày ngoài công việc ở cơ quan thì mẹ phải làm những công việc gì?

+ Mẹ có dành thời gian để trò chuyện, tâm sự và chơi với em không?

+ Mẹ có bao giờ than thở, kêu ca về sự vất vả của mình không?

Kết bài:

– Tình cảm của em dành cho mẹ

– Những lời chúc tốt đẹp của em dành cho mẹ

Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5 – mẫu số 3

Mở bài: Giới thiệu về người mẹ của em.

Mẫu: Em đã từng nghe được ở đâu đó một câu nói: Vì thượng đế không thể luôn ở bên cạnh bạn, nên người đã tạo ra mẹ. Những người mẹ chính là những thiên sứ vĩ đại nhất, luôn ở bên cạnh để yêu thương, chở che và dẫn lối cho con người. Bởi vậy, em luôn yêu thương và biết ơn người mẹ dịu hiền của mình.

Thân bài

– Miêu tả ngoại hình của mẹ:

+ Độ tuổi (năm nay mẹ đã hơn ba mươi tuổi…)

+ Công việc (mẹ là giáo viên mầm non ở trường tư thục gần nhà…)

+ Vóc dáng (mảnh mai, nhỏ bé nhưng tràn ngập sức sống)

+ Nước da (trắng hồng khỏe mạnh…)

+ Khuôn mặt (tròn trịa, phúc hậu…)

+ Đôi mắt (đen láy, như viên trân châu trong truyện cổ tích…)

+ Nụ cười (tươi rói, sáng rực rỡ…)

+ Bàn tay (có những vết chai sần do làm việc vất vả…)

+ Trang phục (đơn giản, thường là những bộ áo quần đồng phục dễ vận động…)

– Miêu tả tính cách, hoạt động của mẹ:

+ Tính cách (hiền lành, chịu khó, bao dung, giàu tình yêu thương…)

+ Công việc (chăm các bạn nhỏ, dạy các bạn ấy những điều hay…)

+ Những việc khi ở nhà (giặt giũ, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, ông bà…)

+ Các mối quan hệ khác (làng xóm, đồng nghiệp ai cũng yêu quý, kính nể mẹ)

– Những kỉ niệm của em cùng mẹ:

+ Mẹ chăm sóc, dạy dỗ em khôn lớn

+ Em và mẹ đã cùng nhau trải qua những lần đầu của em (lần đầu tập đi, tập nói, lần đầu đến trường…)

+ Mẹ giúp em vượt qua những khó khăn, an ủi khi em buồn bã…

Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ

Mẫu: Em rất yêu mẹ của mình. Mẹ chính là ngọn hải đăng luôn soi sáng những bước đường em đi. Em sẽ phấn đấu không ngừng, để có thể trở thành niềm tự hào nhỏ bé của mẹ.

Xem thêm:  Top 8 đề thi cuối học kì 1 Địa lí 12 năm 2024 2025 có đáp án? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

3+ Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5?

3+ Lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5? (Hình ảnh từ Internet)

Học sinh tiểu học phải có nhiệm vụ như thế nào với mẹ của mình?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:

Nhiệm vụ của học sinh1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Xem thêm:  So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng chi tiết, mới nhất 2025? Môn Ngữ văn lớp 12 học viết bao nhiêu tiết?

Như vậy, học sinh tiểu học nói riêng và học sinh nói chung phải có trách nhiệm hiếu thảo mẹ của mình và cả bố, ông bà. Ngoài ra, phải kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh lớp 5 được tặng giấy khen khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 5 được tặng giấy khen trong các trường hợp như sau:

(1) Khen thưởng cuối năm học:

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

(2) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt